Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới góp phần tăng chất lượng cuộc sống người dân

Thứ tư - 06/05/2015 08:12
Phải có sự phân vùng và phân chia các loại nông thôn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kể cả trung ương và địa phương.

Tỉnh Điện Biên đã và đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhận thức: Xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, qua đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 

Cầu Bản Sáng, xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo

 

Phóng viên VOV- Tây Bắc phỏng vấn ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

PV: Thưa ông, những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Được biết cho đến nay, tỉnh mới có 6 xã đạt nhóm 3, từ 10 đến 14 tiêu chí và chưa có xã nào đạt nhóm 1 và nhóm 2, tức là từ 15 đến 19 tiêu chí. Xin ông cho biết những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến tình trạng này?

Ông Mùa A Sơn:  Chương trình xây dựng nông thôn mới được Quốc hội và Chính phủ đặt ra là chương trình rất quan trọng, được đông đảo cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên thì việc thực hiện các chương trình nông thôn mới gặp không ít khó khăn.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn

 

Do các xã của tỉnh Điện Biên chủ yếu là các xã có xuất phát điểm thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân còn hạn chế. Đây là thách thức lớn trong quá trình thực hiện.

Nhu cầu cho xây dựng nông thôn mới, nhất là nguồn lực đầu tư thì rất lớn, nhưng tỉnh Điện Biên lại phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách trung ương; việc huy động sức trong dân hạn chế; các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động cũng khó khăn, do vậy việc huy động các nguồn lực cho nông thôn mới có nhiều khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận nhân dân, trong đó có trách nhiệm của cấp ủy Đảng tuyên truyền chưa tốt, nên nhận thức của nhân dân về chương trình nông thôn mới cũng còn hạn chế, do vậy chưa thật sự tích cực tham gia thực hiện chương trình.

PV: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Dù còn nhiều khó khăn như ông vừa chia sẻ, nhưng được biết trong năm nay tỉnh Điện Biên quyết tâm xây dựng 1 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí nông thôn mới và có 2 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí. Vậy tỉnh sẽ trú trọng các giải pháp gì để hoàn thành mục tiêu này?

Ông Mùa A Sơn: Có thể nói đây là mục tiêu lớn, nhưng quyết tâm chính trị của tỉnh Điện Biên cũng rất cao và chúng tôi đã quyết tâm thực hiện mục tiêu này.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

 

Để thực hiện tốt các tiêu chí đó, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đây là vấn đề rất quan trọng để các cấp ủy đảng và nhân dân hiểu được nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới gồm có 19 tiêu chí, được phân ra nhiều nhiệm vụ để tập trung.

Đối với tỉnh Điện Biên, chúng ta phải làm thế nào tập trung để nhân dân hiểu được để tập trung thực hiện các tiêu chí về xây dựng Đảng, tiêu chí về an ninh quốc phòng và tiêu chí về giải quyết việc làm trước. Còn những tiêu chí về tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tiêu chí khác thì phải từng bước tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Như vậy là chúng tôi đã thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng là những vấn đề phù hợp thiết thực tại địa phương thì chúng ta phải làm trước.

PV: Để triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tỉnh Điện Biên có kiến nghị, đề xuất gì về cơ chế, chính sách, thưa ông?

Ông Mùa A Sơn:  Chúng tôi thấy chủ trương của Trung ương là hoàn toàn đúng. Nhưng theo chúng tôi thì phải có sự phân vùng và phân các loại nông thôn để chúng ta đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kể cả trung ương và địa phương. Nếu chúng ta chỉ đưa ra các tiêu chí và đưa thành nhiệm vụ chung cho các địa phương trong phạm vi toàn quốc thì rõ ràng các địa phương có điều kiện sẽ có nhiều điều kiện ưu tiên tập trung đầu tư hơn. Hai là bản thân nội tại của các xã ở các vùng đồng bằng thì đã có thực lực để phát triển rồi.

Do vậy, chúng tôi nghĩ nên có trọng tâm trọng điểm và ưu tiên nguồn lực nhiều hơn nữa từ trung ương cho các tỉnh, nhất là các xã khó khăn của các tỉnh miền núi, và các tỉnh miền núi cũng phải phân ra các loại xã khu vực 1, loại xã khu vực 2, khu vực 3…để tập trung đầu tư cho tốt hơn.

PV:  Xin cảm ơn ông!./.

Thu Thùy VOV- Tây Bắc (thực hiện)
Theo vov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay20,270
  • Tháng hiện tại203,854
  • Tổng lượt truy cập101,963,397
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây