Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: Còn nhiều gian nan

Thứ hai - 14/04/2014 01:23
Bài 1: Bước đi bài bản, cách làm căn cơ LTS: Sau hơn 3 năm Hà Nội triển khai Chương trình 02 của Thành ủy về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống người dân, đến nay Hà Nội đã có 50 xã hoàn thành xây dựng NTM, dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là chặng đường đầu tiên. Con đường phía trước để về đích NTM giai đoạn 1 (đến năm 2015, có 40% số xã hoàn thành xây dựng NTM) còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Ngay với các xã đã về đích, duy trì và phát triển các tiêu chí NTM như thế nào cũng vẫn là câu hỏi tiếp tục được đặt ra với các địa phương.


Bài 1: Bước đi bài bản, cách làm căn cơ

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Nội nhận thức của đội ngũ cán bộ và nhân dân có vai trò quan trọng, nhờ vậy đã tạo được sự đồng thuận để cả xã hội chung sức xây dựng nông thôn mới. Đạt được kết quả trên là do thành phố đã triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo có cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời… Mỗi bước đi đều thể hiện sự bài bản, căn cơ trong thực hiện từng tiêu chí…
 
Với cơ chế, chính sách phù hợp, Hà Nội đã có 50 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, dẫn đầu cả nước. Ảnh: Bá Hoạt
Với cơ chế, chính sách phù hợp, Hà Nội đã có 50 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, dẫn đầu cả nước. Ảnh: Bá Hoạt

Triển khai có trọng tâm, trọng điểm

Bắt tay xây dựng NTM, Hà Nội đối mặt không ít khó khăn. Chủ trương đúng, cán bộ và người dân đều hồ hởi, vui mừng nhưng bắt đầu từ đâu, triển khai các bước như thế nào, không phải ai cũng nắm chắc. Sự lúng túng trong triển khai chương trình xây dựng NTM đã bộc lộ ở nhiều địa phương, thậm chí gây nên sự hoài nghi trong nhân dân. Một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân coi chương trình xây dựng NTM là một "đại dự án" của Nhà nước cho địa phương nên đứng ngoài cuộc. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, Ban chỉ đạo (BCĐ) thành phố đã triển khai nhiều giải pháp. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt, Hà Nội đã xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, căn cơ, có sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư cả về chính sách và kinh phí. Trọng tâm đầu tiên được BCĐ thành phố tích cực triển khai là tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và đảng viên về xây dựng NTM. Trong vòng 3 năm, đã có hơn 500 lớp tập huấn được mở cho gần 35.000 cán bộ từ cấp thôn đến cấp thành phố về công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án và hướng dẫn cách huy động các nguồn lực... Cũng trong thời gian đầu xây dựng NTM, công việc đầu tiên ở tất cả các xã là triển khai công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Đến cuối năm 2012, tất cả 401 xã đều đã có quy hoạch bao gồm: Quy hoạch chi tiết khu dân cư, quy hoạch sản xuất và quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội làm cơ sở cho triển khai xây dựng NTM.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT) Hà Nội Lê Thiết Cương, BCĐ Chương trình 02 thành phố đã chỉ đạo xây dựng NTM theo đúng với quy hoạch, có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên trên tinh thần "liệu cơm gắp mắm" theo điều kiện của từng địa phương. Ví dụ, từ việc chọn khâu đột phá là dồn điền đổi thửa (DĐĐT), hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ được ban hành đã giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Để thực hiện tốt công tác này, thành phố hỗ trợ toàn bộ kinh phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy định của Nhà nước... Đồng hành với DĐĐT, là ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng đáp ứng tiêu chí NTM. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng BCĐ Chương trình 02 Nguyễn Công Soái đã chỉ đạo các địa phương tập trung vào làm trước các tiêu chí không cần nhiều kinh phí như văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thành phố tập trung ưu tiên những công trình thiết yếu phục vụ sản xuất làm trước để thúc đẩy sản xuất phát triển. Ví dụ, sau DĐĐT, thành phố ưu tiên đào đắp cống đõ, phục vụ tưới tiêu; chỉ đạo các địa phương quy hoạch lại đồng ruộng, kê khai đường trục chính, trục phụ để ưu tiên đầu tư dần theo nguyên tắc hệ thống đường trục chính đầu tư trước nhằm đáp ứng tiêu chí số 2 về giao thông, thủy lợi nội đồng. 

Nguồn lực hỗ trợ kịp thời

Xác định đầu tư kinh phí phải song hành với cơ chê, chính sách phù hợp mới phát huy hiệu quả, năm 2012, Hà Nội đã ban hành Quyết định 16/QĐ-UBND với nhiều điểm hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều địa phương đã chứng minh được hiệu quả trong sử dụng đồng vốn để "mỗi đồng tiền đưa vào, còn gọi thêm được đồng tiền khác" mà huyện Đan Phượng là một ví dụ. Theo Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng, sau khi có Quyết định số 16, huyện Đan Phượng đã chủ động rà soát các tuyến đường ngõ, xóm, các trục chính giao thông nội đồng, liên hệ với các đơn vị cung ứng xi măng, cát sỏi... ứng trước vật liệu cho nhân dân. Điều đó đã góp phần, động viên nhân dân đóng góp công sức, vật liệu xây dựng đường giao thông thôn xóm theo thiết kế, dự toán đã được UBND huyện phê duyệt. Nhờ cách làm này mà chỉ trong một thời gian ngắn, huyện đã hoàn thành trên 2.000 tuyến giao thông nông thôn và giao thông nội đồng với kinh phí đầu tư trên 200 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước chỉ phải chi 50%, phần còn lại là đóng góp tự nguyện của nhân dân và doanh nghiệp, góp phần hoàn thành tiêu chí giao thông trong đề án xây dựng NTM của các xã. 

Có thể khẳng định, huy động nhân dân đóng góp ngày công, đất đai, kinh phí tham gia xây dựng NTM là một thành công lớn trong thực hiện Chương trình 02 của Hà Nội. Theo Chi cục trưởng Chi cục PTNT Hà Nội Lê Thiết Cương, từ năm 2010 đến hết năm 2013, tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố lũy kế đạt khoảng 16.134 tỷ đồng, trong đó, ngân sách thành phố chỉ phải bỏ ra 5.236,3 tỷ đồng; ngân sách huyện: 6.709,9 tỷ đồng; ngân sách xã: 556,6 tỷ đồng; doanh nghiệp, tổ chức 1.786,7 tỷ đồng; nhân dân đóng góp: 1.844,5 tỷ đồng. Sự góp sức, đồng lòng đó đã tạo bước phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn.
 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,763
  • Tổng lượt truy cập90,876,156
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây