Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Quang Bình: Nỗ lực vượt khó

Thứ ba - 16/08/2016 22:15
Quang Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang. Khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện gặp rất nhiều khó khăn bởi các tiêu chí cơ bản như: đường, trường, thủy lợi… hầu như chưa đạt. Để tìm hiểu sâu hơn về Chương trình XDNTM trên địa bàn, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Phùng Viết Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Quang Bình.

Phó chủ tịch UBND huyện Phùng Viết Vinh.

Thưa ông, sau 5 năm thực hiện Chương XDNTM, điều quan trọng nhất mà Quang Bình đạt được là gì?

Có thể khẳng định, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ huyện đến cơ sở, đặc biệt sự đồng thuận cao của người dân, sau 5 năm triển khai Chương trình XDNTM, bộ mặt nông thôn của huyện Quang Bình đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo hướng tích cực. Cái được lớn nhất chính là đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn được tăng lên đáng kể; những vùng quê vốn nghèo ngày càng văn minh, hiện đại.

Xác định công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng, Quang Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh để người dân hiểu đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là phong trào sâu rộng toàn quốc. Phải tuyên truyền có chiều sâu, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, ý nghĩa của chương trình, về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của người dân trong XDNTM.

Đáng chú ý, để tạo động lực, huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia chung sức XDNTM, Ban chỉ đạo huyện đã phát động phong trào “Ngày thứ Bảy vì NTM”. Qua 5 năm thực hiện, đã tổ chức 274 đợt phát động ra quân tại các xã, huy động  68.777 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người dân tham gia. Kết quả, làm được 14,33km đường bê tông; mở mới 57,538km đường giao thông nông thôn; tu sửa, nâng cấp 99,581km đường giao thông nông thôn và 9 cầu tràn…

Đâu là thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, thưa ông?

Quang Bình có được sự đồng lòng của cán bộ, sự ủng hộ của nhân dân. Ngay từ thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình XDNTM, trong bối cảnh điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, huyện đã có sẵn hệ thống chính trị vững mạnh tại các thôn, xã để triển khai kịp thời, chất lượng. Ngoài ra, an ninh trật tự thôn, xóm được đảm bảo là nền tảng quan trọng để hướng tới các tiêu chí khác trong XDNTM. Trong quá trình thực hiện, huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan, ban, ngành Trung ương, tỉnh, sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm tận tình của các địa phương khác.

Quang Bình có xuất phát điểm thấp, tại thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình XDNTM, những tiêu chí quan trọng như giao thông, thủy lợi, trường học, thu nhập… gần như chưa có xã nào đạt.

Là huyện nghèo, nguồn vốn đầu tư cho XDNTM chưa nhiều, trong khi nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế do đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn ít nhiều bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Một số tiêu chí NTM chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Lãnh đạo huyện Quang Bình tham gia làm đường  giao thông nông thôn.

Hầu hết các xã chưa đề ra được cách làm để thực hiện các tiêu chí, nhất là tiêu chí có thể huy động nội lực trong nhân dân. Chưa kể Quang Bình thường phải gánh chịu ảnh hưởng thiên tai như bão, lũ, sạt lở đất, gây ra thiệt hại lớn, nhất là với địa bàn nông thôn.

Đến nay, Quang Bình đã đạt được những kết quả gì?

Người dân đã xác định vai trò chủ thể của mình trong XDNTM, họ vừa là người thực hiện, vừa là người hưởng lợi, từ đó, đồng thuận tích cực tham gia.

Đến hết 2015, Quang Bình đã có xã Vĩ Thượng đạt 19/19 tiêu chí, 1 xã đạt 12 tiêu chí, 8 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, còn 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tổng vốn thực hiện chương trình là 334.476 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 28.584 triệu đồng (vốn trái phiếu Chính phủ 17.200 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển 8.011 triệu đồng, vốn sự nghiệp 3.373 triệu đồng); ngân sách tỉnh 1.000 triệu đồng; ngân sách huyện 1.276 triệu đồng; vốn lồng ghép 260.885 triệu đồng; vốn tín dụng 19.063 triệu đồng; vốn cộng đồng dân cư 22.258 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 217 triệu đồng; vốn khác 1.193 triệu đồng.

Xin chân thành cảm ơn ông, chúc Quang Bình sớm về đích NTM! 
 

Theo: Đức Sơn/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập393
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,643
  • Tổng lượt truy cập90,876,036
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây