Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh: Chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Thứ năm - 11/10/2012 09:05
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2010-2020), với tiềm lực và hiện trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) trước 5 năm so với kế hoạch.

ính đến nay, 100% xã đã xây dựng xong Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM, là địa phương đi đầu cả nước về bước khởi đầu này. Có năm huyện đã được tỉnh phê duyệt Quy hoạch và Đề án là: Thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều, huyện Cô Tô, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà.

UBND tỉnh đã bố trí nguồn lực từ ngân sách tỉnh và lồng ghép với các nguồn lực khác để bảo đảm nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM. Tám tháng đầu năm 2012, tỉnh đã phân bổ cho các địa phương hơn 97,5 tỉ đồng để thực hiện các chương trình, trong đó cho NTM là 71,2 tỉ đồng, tương đương 15%.

Tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Quan tâm xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tạo đầu ra ổn định. Tỉnh quyết định dành từ 4% -5% ngân sách hằng năm cho công tác nghiên cứu, áp dụng kĩ thuật khoa học mới; phối hợp với trường Đại học Giao thông Vận tải triển khai ứng dụng công nghệ mới làm đường giao thông nông thôn tại các huyện Tiên Yên, Đông Triều; phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ xây dựng thương hiệu cho cua xanh, chả mực Hạ Long, gà Tiên Yên, cá song chấm nâu, cá đối mục, miến dong...

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban chỉ đạo Xây dựng NTM
 thông báo kết quả xây dựng NTM ở Quảng Ninh.
Trong lộ trình xây dựng NTM đến năm 2015, tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là trọng tâm, mục tiêu xuyên suốt. Nội dung quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp là phân tích thực trạng diện tích, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy lợi... để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, có hiệu quả và năng suất cao. Chuyển đổi tích cực các diện tích trồng vải không có hiệu quả sang trồng cây năng suất và giá trị kinh tế cao, như: Thanh Long ruột đỏ, ổi Đài Loan, nghệ vàng, na dai; phát triển giống lúa mới thích hợp là QR1,QR2; khoanh vùng trồng rừng đặc dụng, kết hợp chăn nuôi thủy sản với du lịch sinh thái...

 

Những tiêu chí của chương trình xây dựng NTM còn là: Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, Tỉnh giao cho các địa phương xây dựng 96 trường, các địa phương đã phân bổ gần 203 tỉ đồng xây dựng 89 trường. Toàn tỉnh phấn đấu hết năm 2012, 90% dân cư khu vực nông thôn được dùng nước sạch. Các địa phương đã phân bổ hơn 57,3 tỉ đồng cho chương trình nước sạch nông thôn.

Tiêu chí quan trọng, góp phần nâng cao đời sống dân sinh, đổi mới bộ mặt nông thôn là nguồn điện. Điện không chỉ phục vụ sinh hoạt của nông dân mà là yếu tố thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp. Quảng Ninh là tỉnh miền núi và biển đảo nên điện khí hóa là việc làm khó khăn, tốn kém tiền của, công sức. Đến nay, toàn tỉnh đã có 117/125 xã được sử dụng điện lưới quốc gia. Dự án đưa điện lưới quốc gia về nông thôn, giai đoạn I, cung cấp cho gần 1.500 hộ dân ở 22 thôn, khe, bản giáp biên giới Việt - Trung. Giai đoạn II, đầu tư 300 tỉ đồng xây dựng 55 công trình ở 12 huyện, thị xã, thành phố; 36 công trình đã được khởi công; các địa phương và ngành điện, cố gắng hoàn thành giai đoạn II trước ngày 31-12-2012. Trước tết Nguyên đán năm 2013, 100% nông dân trên đất liền sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia.

Trong chương trình xây dựng NTM phải kể đến sự đóng góp rất đáng kể của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngay sau khi có chủ trương, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ủng hộ chương trình hơn 1.000 tấn xi-măng, gần 3 triệu viên gạch, 1,4 tấn thốc giống; đầu tư nhiều tỉ đồng xây dựng các công trình hạ tầng, đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, hỗ trợ các hộ nghèo xóa nhà tạm... Một số doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, như: Công ty CP Than Mông Dương VINACOMIN, nhận bao tiêu nông sản cho bà con nông dân xã Quảng Tân (huyện Đầm Hà); Công ty CP Than Hà Lầm VINACOMIB, nhận bao tiêu miến dong cho nông dân huyện Bình Liêu...

Điều kiện canh tác ở Quảng Ninh rất khó khăn, diện tích ruộng đất manh mún, bậc thang, khó cơ giới hóa và thủy lợi hóa, khó đầu tư tập trung; nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biển đảo còn mang nặng tập quán sản xuất nhỏ, chủ yếu tự cung tự cấp. Việc thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM trước cả nước 5 năm đối với Quảng Ninh có ý nghĩa chính trị, kinh tế và quốc phòng rất to lớn. Bởi vậy, Quảng Ninh đang triển khai tích cực, đồng bộ, tập trung nguồn lực, vật lực tối đa cho chương trình. Nhiều chính sách mới khuyến khích nông dân như hỗ trợ lãi suất tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chỉ bằng 50% lãi suất của ngân hàng thương mại. Các địa phương và nông dân đã chuyển nhận từ trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước sang cùng "Chung tay xây dựng NTM".

Bài và ảnh: Đinh Quận

 

nguồn:nguoicaotuoi.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,410
  • Tổng lượt truy cập90,933,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây