Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang: Chậm nhưng bền vững

Thứ hai - 29/10/2012 20:22
Xét về các tiêu chí xây dựng NTM, huyện Vũ Quang mới chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Nhưng cách thức triển khai xây dựng NTM ở nhiều địa phương khiến nhiều người tin rằng một ngày không xa Vũ Quang sẽ nhanh chóng cán đích. “ Đến thời điểm này huyện Vũ Quang được xếp vào tốp khá trong tỉnh”- Chánh Văn phòng UBND huyện Vũ Quang Nguyễn Quang Điền khẳng định một cách tự tin

 

Xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang: Chậm nhưng bền vững.
Bà con xóm Mỹ Ngọc –Đức Lĩnh tham gia làm GTNT

Cũng theo lời ông Điền thì: “Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM suy cho cùng được chia làm 3 nhóm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng; tổ chức sản xuất; đội ngũ cán bộ. Mặc dù được xếp sau cùng nhưng cốt lõi “chốt” lại là ở cán bộ. Đây chính là nhân tố quyết định trong xây dựng NTM. Nói về mặt bằng cấp, đội ngũ cán bộ huyện đều đã được chuẩn hóa. Tuy nhiên tâm huyết, trăn trở và say sưa với xây dựng NTM không phải cán bộ nào cũng làm được”.

Thời gian qua, huyện đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về các xã để nắm bắt tình hình và đôn đôc xây dựng NTM. Nói kiểm tra chỉ tồn tại trên phương diện lý thuyết, thực chất đây là một kỳ “sát hạch” theo kiểu: Hỏi- Đáp giữa “giám khảo” là lãnh đạo huyện và trưởng các phòng ban với đội ngũ lãnh đạo các xã. Tuy nhiên hiệu quả của kỳ kiểm tra được nâng lên rõ rệt và tất nhiên khi những vướng mắc ấp ủ được tháo gỡ sẽ đọng lại khá lâu theo kiểu nhớ “nằm lòng”. “Cán bộ nào phong trào ấy” câu cửa miệng được lưu truyền quả chẳng sai, khi nhận thức của đội ngũ cán bộ được nâng tầm lại dễ dàng khai thông thế bế tắc về mặt tư tưởng. Bởi họ chính là những “tuyên truyền viên” đắc lực trong việc giải tỏa bài toán ỷ lại trông chờ vào các dự án và nguồn kinh phí của nhà nước đối với việc xây dựng NTM đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành căn bệnh “thâm căn cố đế” của những người dân vùng nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang: Chậm nhưng bền vững.
Mô hình chăn nuôi lợn quy mô 500 con tại xã Ân Phú

Cho đến nay huyện Vũ Quang là 1/62 huyện nghèo nhất trên toàn quốc và được hưởng nguồn kinh phí hỗ trợ 32a của Chính Phủ. Vươn lên thoát ra khỏi danh sách huyện nghèo là điều khó thực hiện, và vì lẽ đó xây dựng NTM lại càng khó khăn gấp bội. “Có tiêu chí các địa phương khác có thể làm được ngay. Nhưng huyện Vũ Quang lại mất 2- 3 năm mới thực hiện được” ông Điền nói vậy. Vì vậy làm thế nào để lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để xây dựng NTM chính là câu hỏi luôn trăn trở trong đội ngũ lãnh đạo chủ chốt huyện. Và rồi, để cụ thể hóa cách triển khai, huyện lựa chọn những mô hình “máu” làm ăn kinh tế để đầu tư xây dựng mô hình điểm; đồng thời tạo cú hích nhằm kích thích và phát huy tư tưởng “chạy theo đám đông” vốn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người.

Huyện đã từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, quy mô lớn thông qua hình thức liên kết với các doanh nghiệp ngày càng phát triển và khẳng định hướng đi đúng. Chỉ tính riêng 9 tháng từ đầu năm đến nay đã xây dựng được 3 mô hình chăn nuôi liên kết với Mitraco, trong đó xã Đức Lĩnh 320 con, thị trấn Vũ Quang 320 con, Ân Phú 500 con nâng tổng số mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết với doanh nghiệp lên con số 5. Hiện tại, huyện Vũ Quang đang xây dựng 5 mô hình liên kết chăn nuôi lợn với Cty CP Việt Nam quy mô 500-600 con; dự kiến giữa quý 4 đưa vào chăn nuôi. Toàn huyện hiện có 225 mô hình gia trại với tổng diện tích 346 ha cho thu nhập bình quân hàng năm từ 50-70 triệu đồng/gia tại/năm và 12 trang trại, diện tích 162ha; thu nhập bình quân từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Đầu tư nhiều mô hình trang trại, gia trại chính là cách huyện tạo bước đột phá chiến lược trong việc giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập; đồng thời GQVL cho người lao động trong xây dựng NTM dựa trên những lợi thế về địa điểm. Huyện vũ Quang có diện tích đất rừng khá rộng lại nằm khá xa khu vực dân cư nên ít bị ảnh hưởng đến công tác VSMT.

Không chỉ chú trọng chăn nuôi lợn tập trung, huyện còn quan tâm đến việc xây dựng các mô hình chăn nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao. Nuôi hưou là một trong số đó. Cho đến nay, toàn huyện đã có 96 mô hình chăn nuôi hưou quy mô 2- 10 con với tổng đàn 446 con. Không phải ngẫu nhiên quả ngọt gặt hái có được trong ngày một ngày hai mà thành công này mà trước đó huyện đã rất dày công tổ chức nhiều đoàn tham quan tại các huyện có mô hình nuôi hươu thành công tại huyện Hương Sơn. Ông Điền nói rằng, “không thể thống kê nỏi số ngày nghỉ ông chủ tịch dành riêng để chở các hộ có máu mặt làm ăn đi tham quan ở huyện Hương Sơn”.

Mặc dù đến nay xã đạt tiêu chí cao nhất là Hương Minh với 11 tiêu chí, còn các xã khác mới chỉ 6-7 tiêu chí, tuy nhiên đó không phải là trở ngại lớn. Bởi “khó vạn lần dân liệu cũng xong” lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. ở thời điểm hiện tại nhiều địa phương đã hoàn thành công tác thống kê kiểm đếm, chỉ cần có dự án là triển khai công tác đền bù. Đặc biệt nhiều người dân đều tỏ ra hào hứng và xem rằng xây dựng NTM là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội. Đó chính là nền tảng và tiên quyết để Vũ Quang có thể vượt qua mọi trở ngại đề hoàn thành sứa mệnh trong lộ trình vạch ra của tỉnh.

Hoài Nam - Thăng Long
Theo  baohatinh.vn

 Tags: huyện vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,321
  • Tổng lượt truy cập90,933,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây