Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013 xu thế sản xuất thủy sản sẽ do thiếu vốn và chi phí cao năm từ năm tiếp tục ảnh hưởng đến khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Cụ thể, sản lượng cá tra dự báo đạt dưới 1,0 triệu tấn; tôm sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2013 cho đến khi kiểm soát được hội chứng EMS, phụ thuộc vào chi phí thức ăn và chất lượng con giống. Sản lượng hải sản dự kiến sẽ ổn định hơn, tuy nhiên chất lượng vẫn chưa được cải thiện nhiều, đáng lo ngại; mức độ liên kết dọc trong ngành cá tra, tôm và hải sản sẽ tăng lên. Đồng thời, nguyên liệu nhập khẩu dự kiến tăng khoảng 20% so với năm 2012, trung bình 65 – 70 triệu USD/tháng, cả năm đạt 0,85-1,0 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhu cầu các thị trường chính hồi phục. Cụ thể, nhu cầu thủy sản của EU sẽ phục hồi sau quý II/2013. Xuất khẩu sang EU có thể đạt mức của năm 2011 với khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2012. Thị trường Mỹ được dự báo sẽ nhập khẩu hơn 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2012. Do có mức thuế cao sau POR8, cá tra sẽ bán với giá cao hơn và đạt mức kim ngạch của 2012.
Đối với thị trường Nhật Bản, dự báo chế độ kiểm tra ethoxyquin có thể được dỡ bỏ, xuất khẩu tôm được phục hồi; mặt hàng mới của cá tra được giới thiệu với thị trường Nhật. Còn tại châu Á, nhu cầu thủy sản của Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và Úc dự báo sẽ tăng. Thị trường Trung Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi sẽ được mở rộng và phát triển hơn.
Dự báo về các nhóm mặt hàng chính, ông Dũng cho biết tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2013 sẽ tăng 5% so với 2012, đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD. Trong đó, tôm dự kiến đạt 2,2 tỷ USD, xấp xỉ mức năm 2012; cá tra dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, tăng 5,5%; sản phẩm hải sản đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, năm 2013, sản xuất thủy sản phải đối mặt với một số thách thức về: Quy hoạch nuôi trồng và xây dựng cơ sở hạ tầng; nguồn bố mẹ và tôm cá giống sạch bệnh và chất lượng cao; Quản lý chặt dịch bệnh và sử dụng kháng sinh; Cải thiện chất lượng tôm cá sau thu hoạch; Hạ thấp sự lệ thuộc vào bột cá bằng cách sử dụng những nguồn đạm thay thế (thí dụ: giun quế Peryonyx excavatus); Áp dụng tiếp cận hệ sinh thái cho nuôi thủy sản; Quản lý và giám sát môi trường; Phát triển liên kết dọc trong chuỗi giá trị.
Đối với xuất khẩu thủy sản sẽ bị thách thức về: Cạnh tranh khốc liệt hơn và xu hướng giảm giá trên thị trường quốc tế; Siết chặt các quy định về dư lượng hóa chất kháng sinh, nhất là ethoxyquin ở thị trường Nhật; Các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá ở Mỹ; Bảo đảm tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm; Truy xuất nguốn gốc sản phẩm; Gia tăng giá trị cả trong nuôi trồng và chế biến thủy sản; Thiết lập các kênh phân phối hàng thủy sản Việt Nam; Xây dựng quảng bá hình ảnh và thương hiệu quốc gia./.
Xuân Thân/VOV online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã