Học tập đạo đức HCM

Yên Bái và mục tiêu xây dựng giao thông nông thôn toàn diện

Thứ ba - 23/06/2015 22:16
Yên Bái có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, toàn tỉnh có bốn tuyến QL với tổng chiều dài 374 km.

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường giao thông nông thôn (GTNT) ở Yên Bái những năm qua đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo cho những vùng quê, từng bước tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các huyện, xã, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

100% số xã có đường ô tô vào trung tâm

Trao đổi với PV Báo Giao thông về công tác xây dựng GTNT tại địa phương thời gian qua, PGĐ Sở GTVT Yên Bái, ông Bùi Danh Tú sơ lược: Hiện nay, Yên Bái có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, toàn tỉnh có bốn tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 374 km; 14 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 490 km; 155 tuyến đường huyện, tổng chiều dài 1.360 km; 1.362 tuyến đường xã, dài là 2.877 km.

Tuy nhiên, với các tuyến đường xã, hiện chính quyền địa phương và người dân đã cùng chung tay kiên cố hóa 19,56%. Đặc biệt, hiện tỉnh Yên Bái đã có 158/180 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đi được đến trung tâm bốn mùa. Còn lại 15 xã đã có đường ô tô đi đến trung tâm xã nhưng chưa đi lại được bốn mùa.

Giai đoạn 2010 - 2014, Yên Bái đã xây dựng mới được 19,7km đường tỉnh từ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đi xã Nậm Khắt, huyện Mường La, Sơn La, cùng 130 km đường huyện và 280 km đường xã. Địa phương cũng hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp 1.420 km từ tỉnh xuống xã.

Riêng Đề án phát triển GTNT đã được nhân dân trong tỉnh tích cực ủng hộ, vượt kế hoạch trước một năm với việc kiên cố được 463/420km đường, mở mới, mở rộng được 966/825km, góp phần trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Với Đề án xây dựng cầu dân sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, đến nay, Sở GTVT Yên Bái đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai GPMB, thi công hoàn thành 8 cầu treo. Tới đây sẽ hoàn thành khoảng 24 cầu treo, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu học sinh đến trường và thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Ngoài ra, hơn 7 nghìn công trình cầu cống cũng đã được xây dựng kiên cố phù hợp với cấp đường.

Ông Bùi Danh Tú cho biết: Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GTVT, UBND các huyện, thị xã, TP đã triển khai xây dựng hệ thống GTNT bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Trong giai đoạn 2010 - 2014, tổng số vốn đầu tư cho GTNT của tỉnh Yên Bái là 2.484 tỷ đồng, trong đó vốn T.Ư là 805 tỷ đồng; vốn địa phương là 515 tỷ, dân đóng góp 595 tỷ, còn lại là vốn ODA, xã hội hóa.

“Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức họp dân tuyên truyền vận động, việc huy động đóng góp của nhân dân được công khai, minh bạch nên đã nhận được sự đồng thuận cao. Nhờ đó, nhiều tuyến giao thông đối nội, đối ngoại quan trọng của huyện đã hoàn thành, tạo giao thông vận chuyển hàng hoá và đi lại được thông suốt”, ông Tú chia sẻ.

Chủ động vật liệu mới, giảm chi phí đầu tư…

Những năm qua, ngoài việc sử dụng các công nghệ, vật liệu truyền thống, Yên Bái đã áp dụng một số loại vật liệu mới trong xây dựng móng, mặt đường GTNT nhằm giảm chi phí đầu tư và giảm các tác động đến môi trường.

Nhờ việc quan tâm, đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, trong đó có GTNT đã tác động đến hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa và vận tải nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày càng thuận lợi. Đến nay, hệ thống phương tiện của tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của hành khách với mức tăng trưởng nhanh, giảm TNGT, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, trong đó có các huyện, thị xã miền núi khó khăn, địa hình hiểm trở như Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ…

Ông Bùi Danh Tú khẳng định: Hệ thống GTNT Yên Bái được triển khai thành công nhờ sự đồng thuận của mỗi người dân, chủ động hiến đất, góp công không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, là điểm sáng trong phong trào phát triển GTNT của địa phương trong thời gian qua, cũng như bước vào giai đoạn mới.

Theo: baogiaothong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Hôm nay91,008
  • Tháng hiện tại796,121
  • Tổng lượt truy cập90,859,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây