Gia đình ông Nguyễn Văn Thông (xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có 30 công đất nông nghiệp làm ruộng.
5 năm gần đây, ông Thông mạnh dạn chuyển đổi 3 công sang mô hình trồng mít Thái với 600 gốc. Sau hơn 1 năm chăm sóc, cây mít Thái đã cho trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với trồng lúa.
Theo ông Thông, cây mít Thái là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương.
Giá bán mít Thái ổn định, mít Thái cho năng suất cao, mít Thái cho trái quanh năm.
“Sau khi xuống giống trồng mít Thái khoảng 15 – 16 tháng là cây mít cho trái. Một trái mít Thái từ khi ra nụ đầu tiên đến thu hoạch là khoảng 4 tháng. Mít Thái dễ trồng, không khi nào thấy sâu ăn lá, mình bảo vệ trái bằng cách bao trái. Thấy trái mít Thái to bự bự là mình bao lại là rồi”, ông Thông tiết lộ.
Tuy cây mít Thái là loại dễ trồng nhưng đối với người nông dân cần có kỹ thuật chăm sóc mít Thái và kinh nghiệm trồng mít Thái.
Ví dụ, trong trồng mít Thái việc chọn nhánh cho ra chồi thì nên chọn nhánh cái không chọn nhánh đực. Chọn nhánh cái là để cho mít Thái ra trái to, chất lượng cao. Chất lượng nhất là những trái mít Thái có chồi trổ ra từ thân.
Đặc biệt, để trái mít Thái không bị úng cuống, người nông dân phải bôi vôi lên cuống trái mít. Đối với ông Thông, cây mít Thái mới trồng thường chỉ để 1 trái. Còn đối với những cây mít Thái từ 3 năm tuổi trở lên mới để 2-3 trái/cây. Thời gian cây mít Thái bị lão hóa là khoảng 5 năm...
“Tôi thì may mắn được địa phương chọn làm nông dân sản xuất giỏi hồi trước. Đi học ở các lớp đào tạo về cây trồng vật nuôi, tôi thấy trồng xoài, trồng ổi và các loại cây khác so với cây mít Thái thì thấy cây mít vẫn cho thu nhập tốt hơn. Cây mít Thái lại dễ trồng mang hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là lý do tôi chọn mô hình trồng cây mít Thái”, ông Thông tâm sự.
Hàng tuần, thương lái đến tận vườn mít Thái nhà ông Thông để mua trái. Mỗi lần như vậy thường ông Thông cắt vài trăm ký mít Thái.
Giá bán mít Thái tương đối ổn định dao động từ 15.000-50.000 đồng/kg. Hiện tại, ông Thông có khoảng 5 công đất trồng mít Thái. Thu nhập bình quân từ cây mít Thái của gia đình ông trên 300 triệu đồng/năm.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thông còn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia vào công tác từ thiện, phúc lợi xã hội ở địa phương.
Ngoài ra, ông Thông luôn chia sẻ kinh nghiệm trồng mít Thái với hội viên nông dân trên địa bàn. Từ đó, hàng năm ông luôn đạt thành tích xuất sắc trong công tác Hội và các phong trào nông dân; phong trào Tổ tự quản, công tác tuyên truyền, vận động thực hiện “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương…
Mới đây, ông Thông được UBND tỉnh An Giang khen tặng đạt thành tích trong phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” giai đoạn từ năm 2016-2019.
Có thể nói, cây mít Thái đang là loại cây trồng phổ biến, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông Thông và nhiều gia đình khác, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Hướng tới, ông Thông tiếp tục duy trì mô hình này. Đồng thời, ông dự định áp dụng giải pháp ‘lấy ngắn nuôi dài” và trồng thêm cây sầu riêng./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã