Từ "bệ đỡ" ấy, sau 10 năm thực hiện chương trình, đến nay TP. Hà Giang đã được Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng NTM.
Tích cực vận động nhân dân tham gia làm NTM
TP.Hà Giang có 15.554 hộ, 57.893 nhân khẩu thuộc 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 60,5%; dân tộc Tày chiếm 26,5%, dân tộc Dao chiếm 6,2%... Trình độ văn hóa và nhận thức của dân cư không đồng đều.
Bên cạnh đó, với đặc điểm nằm trong vùng chuyển tiếp của các huyện núi đá vùng cao và các huyện núi đất vùng thấp, TP.Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp nên việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ những hạn chế, bất cập ấy và trên cơ sở định hướng của Ban chỉ đạo các chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh, Đảng ủy, UBND TP.Hà Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước, đáng chú ý nhất là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" triển khai tới toàn thể nhân dân trên địa bàn.
Theo đó từ năm 2010 đến nay, TP.Hà Giang đã tổ chức được 1.571 buổi tuyên truyền, vận động xây dựng NTM tại các thôn, bản; triển khai được 683 băng rôn, bảng tin tuyên truyền về nội dung 19 tiêu chí xây dựng NTM. Phát 3.500 tờ rơi tuyên truyền "9 việc của hộ gia đình, 7 việc của thôn, 8 việc của xã"...
Từ các cuộc vận động, hiểu được ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, nhân dân TP.Hà Giang đã hăng hái tham gia hiến đất, góp công, góp của và cùng nhau đoàn kết để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Ông Nguyễn Danh Hùng – Chủ tịch UBND TP.Hà Giang chia sẻ: Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kết quả các đợt phát động hưởng ứng thi đua "Chung tay xây dựng nông thôn mới", nhân dân trên địa bàn thành phố tự nguyện hiến 114.988m2 đất các loại, 155.368 ngày công lao động, hỗ trợ bằng tiền, vật liệu trị giá 14,2 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…
"Với sự vào cuộc tích cực, hiệu quả, đến nay cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trên địa bàn TP.Hà Giang ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực đã góp phần quan trọng hoàn thành xây dựng NTM, làm thay đổi diện mạo nông thôn" – ông Hùng cho biết thêm.
Nêu cao tính sáng tạo của người dân
Ông Nguyễn Danh Hùng cho biết, phát huy những kết quả đạt được cùng với quan điểm xây dựng NTM "có điểm xuất phát, không có điểm dừng", thời gian tới TP.Hà Giang sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân giữ vững và nâng cao chất lượng NTM; tiếp tục đóng góp nguồn lực để xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu thông qua các phong trào thi đua mà trọng tâm vẫn là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Không chỉ thực hiện hiệu quả công tác huy động nguồn lực, trách nhiệm trong nhân dân, TP.Hà Giang còn đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động để phát huy được tính tích cực, sáng tạo và nội lực của người dân; khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trong xây dựng NTM, đô thị văn minh.
Bà Nguyễn Thị Út - Trưởng phòng Kinh tế, Phó Chánh văn phòng điều phối NTM TP.Hà Giang cho biết: Trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương, quan điểm xây dựng NTM phải gắn liền với nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, thời gian qua TP.Hà Giang đã chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh - dịch vụ tổng hợp.
Đặc biệt ở khu vực nông thôn đã phát triển, nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi theo quy mô gia trại, bán trang trại.
Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Văn Đỉnh (xã Phương Độ) với quy mô 10 con lợn nái và 140 con lợn thịt/lứa, sản lượng lợn thịt thương phẩm 14 tấn/lứa, doanh thu bình quân 770 triệu đồng. Hay mô hình nuôi lợn, gà thương phẩm của gia đình bà Lưu Thị Uyên (xã Ngọc Đường) quy mô 250 con lợn thịt và 2.500 con gà/lứa với tổng doanh thu trên 1,6 tỷ đồng/năm – bà Út cho hay.
Cùng với việc xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế tổng hợp, TP.Hà Giang cũng đã tập trung chỉ đạo phát triển, củng cố các HTX. Điển hình như HTX sản xuất và phân phối bánh chưng gù bà Dung (xã Ngọc Đường), với 40 thành viên tham gia, doanh thu bình quân đạt 1,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 412 triệu đồng/năm và đã giải quyết việc làm cho 50 - 70 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân của các thành viên đạt 4,25 triệu đồng/người/tháng;
Thông qua các mô hình phát triển kinh tế, HTX mà thu nhập bình quân đầu người của TP.Hà Giang đã được nâng lên một cách rõ rệt, tính đến hết năm 2019 đạt 52,68 triệu đồng.
Riêng thu nhập bình quân của người dân 3 xã Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ đạt 35,89 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo không thuộc bảo trợ xã hội năm 2019 của 3 xã thấp hơn mức quy định (12%), cụ thể: xã Ngọc Đường 0,12%, xã Phương Thiện 0,8%, xã Phương Độ 0,46%...
Kinh tế của người dân phát triển đã giúp kinh tế của thành phố liên tục tăng trưởng khá, bình quân đạt trên 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ.
Theo Thu Trang/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã