Chủ trì hội thảo có đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN; PGS-TS Dương Trung Ý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; đồng chí Vũ Việt Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Gắn lợi ích nông dân với kết quả lao động
Phát biểu đề dẫn, PGS-TS Dương Trung Ý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: Trải qua các thời kỳ lịch sử, dù ở cương vị và lĩnh vực công tác nào, đặc biệt với vai trò là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (từ năm 1959), đồng chí Kim Ngọc luôn tỏ rõ phẩm chất của một người cộng sản chân chính, luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện ước vọng lớn nhất của cuộc đời mình là đem lại ấm no cho người nông dân. Với quyết tâm ấy, chủ trương "Khoán hộ" của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc và tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ra đời
Dịp này, T.Ư Hội NDVN đã quyết định truy tặng Kỷ niệm chương "Vì giai cấp nông dân Việt Nam" cho đồng chí Kim Ngọc.
Chủ trương "Khoán hộ" là một hướng đi tích cực trong tìm tòi cách thức quản lý mới trong nông nghiệp, gắn lợi ích của người nông dân với kết quả lao động, nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp.
Đây là quá trình đổi mới tư duy nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng "dong công, phóng điểm" diễn ra phổ biến trong các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lúc bấy giờ. "Khoán hộ" chính là những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn, là cơ sở quan trọng để Đảng từng bước hoạch định chủ trương đổi mới quản lý trong nông nghiệp.
Từ tấm gương của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, nhiều đảng bộ tỉnh, thành phố đã thấm nhuần, kế thừa, vận dụng tư duy đổi mới của đồng chí Kim Ngọc trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn cho biết, toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4/9 huyện, thành phố đã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 47,04 triệu đồng/người/năm.
Từ đổi mới tư duy trong sản xuất nông nghiệp của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, cùng với đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng đẩy mạnh và tạo đột phá trong phát triển sản xuất công nghiệp với phương châm "Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc ".
Hỗ trợ nông dân tham gia liên kết "6 nhà"
Theo Chủ tịch Hội ND TP. Hải Phòng Đỗ Đức Hòa, chủ trương "khoán" là hướng đi táo bạo trong tìm tòi cách thức làm ăn mới, cách thức quản lý mới gắn lợi ích với kết quả lao động của người nông dân nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khoán trong nông nghiệp đã xuất hiện trong vài hợp tác xã ở 2 huyện An Lão, Tiên Lãng.
Đặc biệt đối với các lãnh đạo ở xã Đoàn Xá, Đồ Sơn nay thuộc huyện Kiến Thụy đã mạnh dạn cùng tập thể cấp ủy, chính quyền và nhân dân bàn cách "phá rào" đi lên - đây là cơ sở để Hải Phòng hình thành phương thức "Khoán sản phẩm trong nông nghiệp đến nhóm và người lao động". Từ "Khoán hộ" ở Vĩnh Phúc đến "Khoán sản phẩm trong nông nghiệp" ở Hải Phòng là những cơ sở thực tiễn của "Khoán 100" và "Khoán 10" chính là bệ phóng cho nông nghiệp. Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng khẳng định, theo thời gian và sự phát triển của quá trình nhận thức chính trị - xã hội, những quan điểm và việc làm của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc liên quan đến chủ đề "Khoán hộ" đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng ghi nhận.
Với hội thảo này, chúng ta có thêm cơ hội để cùng "gặp lại" đồng chí Kim Ngọc, một tấm gương "Vì nông dân", "Dựa vào nông dân" theo tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Từ thực tiễn Vĩnh Phúc, Đảng ta đã có sự phát triển đột phá về đổi mới tư duy kinh tế nông nghiệp với sự ra đời của Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 và Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988, chính thức xác lập hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ. Nghị quyết số 26 và Luật Đất đai giao cho hộ nông dân 5 quyền.
Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, thời gian tới, cần tiếp tục chuyển đổi tư duy và cách làm tự túc sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh doanh nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh đào tạo nghề giúp nông dân có kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ sản xuất tiên tiến và kinh doanh hiện đại; liên kết chặt chẽ sâu sắc mối quan hệ của 6 nhà mà doanh nghiệp là "bà đỡ" và nhà khoa học là "thầy cô giáo".
Đồng thời, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có trí tuệ, có tâm huyết, có trách nhiệm và dám nghĩ, dám đổi mới, dám chịu trách nhiệm của Đảng, nhất là người đứng đầu luôn luôn là nhân tố quyết định đưa đến thành công trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta.
Theo Thu Hà/danviet.vn
https://danviet.vn/bi-thu-tinh-uy-kim-ngoc-bai-hoc-ve-doi-moi-sang-tao-phat-trien-nong-nghiep-20201229175806022.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã