Đường giao thông ở xã nông thôn mới Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN.
Theo quyết định này, bổ sung 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các nhiệm vụ thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 được tiếp tục triển khai giai đoạn 2021 - 2025, để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 (phần kinh phí thường xuyên) như đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 8050/BTC-NSNN ngày 21/7/2021.
Cụ thể, kinh phí bổ sung cho 20 bộ, cơ quan trung ương là 59,525 tỷ đồng, trong đó, nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 tỷ đồng, tiếp đến là Kiểm toán Nhà nước hơn 8,4 tỷ đồng.
Kinh phí bổ sung có mục tiêu cho 51 địa phương là 940,475 tỷ đồng, trong đó Thanh Hóa được bổ sung nhiều nhất: 91,3 tỷ đồng, Nghệ An được bổ sung 60 tỷ đồng, Phú Thọ 47,3 tỷ đồng…
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quản lý và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch. Các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu đề xuất, báo cáo, bảo đảm theo đúng quy định.
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã