Học tập đạo đức HCM

'Cái khó bó cái khôn'

Thứ bảy - 14/08/2021 10:19
Nông dân thấy rõ đầu tư nhà lưới, nhà màng để trồng rau có nhiều cái lợi, cho thu nhập cao. Nhưng 'cái khó bó cái khôn', bởi vốn đầu tư lớn.

Việc đầu tư nhà lưới, nhà màng để trồng rau, củ quả sạch đang là một lựa chọn đúng đắn của một số hộ nông dân ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, người dân phải đối mặt với không ít khó khăn.

Mô hình nhà lưới của hộ chị Cao Thị Linh, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Văn Mạnh.

Mô hình nhà lưới của hộ chị Cao Thị Linh, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Văn Mạnh.

Xã Phúc Lâm có diện tích đất màu 50 ha và là một trong 3 xã của huyện Mỹ Đức được quy hoạch vùng rau an toàn với diện tích 32 ha. Nhiều hộ dân trong xã cũng nhận thức việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ, quả sạch là một trong những giải pháp quan trọng giúp chủ động sản xuất, không bị ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh hại, vừa tăng hiệu suất sử dụng đất, vừa năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên để có được nhà lưới, nhà màng thì nguồn vốn đầu tư rất cao. Nông dân phải thật sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm mới dám bỏ vốn đầu tư làm nhà lưới, nhà màng để trồng rau sạch.

Năm 2019, hộ gia đình chị Cao Thị Linh, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm đã đi tiên phong đầu tư nhà lưới, nhà màng trên diện tích 3 sào, với tổng kinh phí đầu tư trên 200 triệu đồng.

Đây là số tiền không nhỏ đối với gia đình chị. Mặc dù gặp khó khăn về kinh tế nhưng gia đình chị Linh vẫn quyết tâm làm. Khi có nhà lưới, nhà màng rồi, việc canh tác của gia đình chị Linh được thuận lợi hơn và hoàn toàn chủ động trong sản xuất, có thể đưa ra những sản phẩm rau an toàn và chất lượng.

Khi thấy gia đình tôi làm nhà lưới, nhiều người dân trong xã cũng rất muốn làm nhà lưới để trồng rau sạch. Nhưng sau khi hỏi tôi về chi phí, biết mức đầu 1.000 m2 hết khoảng 200 triệu, người dân lắc đầu và bảo chi phí nhiều như vậy thì nông dân chúng tôi không có tiền đầu tư"

Chị Cao Thị Linh, nông dân thôn Chân Chim

Năm 2020, anh Dương Mạnh Toàn, thôn Phúc Lâm Hạ cũng mạnh dạn đầu tư khoảng 360 triệu đồng để làm nhà lưới, nhà màng với diện tích 2000 m2. Mô hình nhà lưới của anh Toàn chuyên trồng cà chua, dưa chuột, dưa lưới, dưa vàng Kim Hoàng Hậu, dưa lê và vụ cuối năm thì trồng hoa phục vụ người dân vui xuân đón Tết.

Sau hơn một năm triển khai mô hình nhà lưới, nhà màng, anh Toàn đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với thâm canh ngoài trời.

Bình quân, mỗi một sào cho doanh thu khoảng 25 - 30 triệu đồng/năm. “Khó khăn nhất chính là thiếu vốn, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, anh Toàn cho biết.

Đây cũng chính là lý do mà anh Toàn còn dè chừng, không dám đầu tư lớn. Không chỉ hộ anh Toàn gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ dân khác trong xã cũng gặp khó khăn về vấn đề này. Sản phẩm làm ra bị dư thừa.

Mô hình trồng dưa lê trong nhà lưới của anh Dương Mạnh Toàn, thôn Phúc Lâm Hạ, xã Phúc Lâm. Phạm Văn Mạnh.

Mô hình trồng dưa lê trong nhà lưới của anh Dương Mạnh Toàn, thôn Phúc Lâm Hạ, xã Phúc Lâm. Phạm Văn Mạnh.

Năm 2019, anh Ngô Đức Mạnh ở xã Thượng Lâm (huyện Mỹ Đức) đã sang xã Phúc Lâm đấu thầu 4 ha đất để phát triển mô hình trồng rau ngót hữu cơ. Mặc dù anh Mạnh biết rõ đầu tư nhà lưới để phát triển rau sạch là một hướng đi đúng, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, tăng năng suất cây trồng, nhưng do thiếu vốn đầu tư nên anh Mạnh quyết định trồng rau ngót hữu cơ ngoài trời và đầu tư thêm dàn tưới nước tự động để tiện cho việc chăm sóc.

Mô hình rau ngót hữu cơ của anh Mạnh cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm rau ngót rất non, ngon và ngọt. Một sào rau ngót cho lãi khoảng 10 đến 12 triệu đồng/sào/năm, so với cấy lúa cao hơn gấp 4 - 5 lần.

Tuy nhiên, do canh tác ngoài trời nên sản lượng rau ngót thu được không cao. Thêm nữa, nông dân hoàn toàn phải tự trồng và tự tiêu, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên sản phẩm làm ra bị dư thừa khiến họ nản lòng.

Anh Mạnh cho biết thêm: Nếu đầu tư nhà lưới thì chất lượng rau ngon hơn nhiều vì trồng trong nhà lưới không bị sâu bệnh và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Năng suất, sản lượng cũng tăng lên và chất lượng rau ngon và ngọt hơn rất nhiều.

Anh Ngô Đức Mạnh (trái) giới thiệu sản phẩm rau ngót hữu cơ. Ảnh: PVM.

Anh Ngô Đức Mạnh (trái) giới thiệu sản phẩm rau ngót hữu cơ. Ảnh: PVM.

Từ thực tế trên cho thấy, thiếu vốn và thiếu thị trường tiêu thụ đang là những rào cản lớn khiến người dân xã Phúc Lâm còn e dè, chưa quyết tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ, quả sạch.

Chính vì vậy, số hộ làm nhà lưới, nhà màng ở đây không nhiều. Tính đến thời điểm này, toàn xã Phúc Lâm mới chỉ có hai hộ làm nhà lưới, nhà màng và 1 hộ trồng rau hữu cơ với quy mô lớn. Còn lại trên 200 hộ canh tác trồng rau, màu luân canh theo phương thức truyền thống.

Ông Phạm Quý Ba, Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Lâm chia sẻ: Hiện nhiều sản phẩm của xã cũng đã đưa được vào các siêu thị. Hội Nông dân xã đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với số dư nợ do Hội Nông dân xã đang quản lý trên 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguồn vốn đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất của hội viên nông dân xã Phúc Lâm. Thêm nữa, dịch bệnh Covid-9 cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ, các sản phẩm nông dân làm ra bị dư thừa, không tiêu thụ được đang khiến bà con nông dân chán nản.

Theo Thu An/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/cai-kho-bo-cai-khon-d299316.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay20,417
  • Tháng hiện tại97,717
  • Tổng lượt truy cập91,271,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây