Học tập đạo đức HCM

"Cái khó ló cái khôn" giúp nông thôn ở mảnh đất biên cương Mèo Vạc đổi thay toàn diện

Thứ bảy - 06/03/2021 18:48
Mèo Vạc đón xuân về trên những con đường bê tông vượt núi trải dài. Trong những ngôi nhà mới rộn ràng lời chúc nhau một năm no đủ... Dù nguồn lực hạn hẹp, nhưng với sự sáng tạo đã “ló cái khôn” trong xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần giúp bộ mặt nông thôn nơi mảnh đất biên cương thay đổi toàn diện.

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Trước thực tiễn nhiều khó khăn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", lấy người dân là chủ thể, coi trọng công tác xã hội hóa, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM.

Địa phương lấy tuyên truyền làm "chìa khóa" phát huy sức dân; thông qua các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ, phân tích rõ lợi ích người dân được hưởng, những việc người dân phải làm; tranh thủ tiếng nói của người có uy tín trong cộng đồng để vận động nhân dân đồng lòng, nhiệt tình tham gia hiến đất, đóng góp sức người, sức của xây dựng NTM.

Xây dựng NTM ở Mèo Vạc (Hà Giang): Cái khó ló cái khôn - Ảnh 1.

Cán bộ, nhân dân huyện Mèo Vạc làm đường giao thông. Ảnh: H.G.O

Phong trào "Ngày thứ 7 cán bộ và nhân dân chung tay xây dựng NTM" không chỉ tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân mà còn tạo ra sự sâu sát cơ sở, thay đổi nếp nghĩ, trách nhiệm của cán bộ, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, bà con cũng nhận thức được trách nhiệm khi chung tay xây dựng NTM.

Năm 2020, huyện tổ chức tuyên truyền trên 1.355 buổi với trên 69.300 lượt người tham gia; vận động nhân dân hiến trên 18.330m2 đất; đóng góp trên 27.350 ngày công lao động; mở mới trên 25.840m và nâng cấp, sửa chữa trên 75.000m đường trục thôn, liên thôn.

Không trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, Mèo Vạc chủ động tổ chức phong trào "Ngày thứ 7 cán bộ và nhân dân chung tay xây dựng NTM"; phát động 561 lượt với trên 16.190 người tham gia.

Tại các buổi phát động, đã huy động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn các xã đóng góp hàng trăm triệu đồng tiền mặt và hàng nghìn ngày công lao động.

Đối với người dân Mèo Vạc, đường giao thông là một trong những yếu tố quan trọng nhất để vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, huyện tập trung huy động xã hội hóa nguồn lực để làm đường bê tông, xây cầu vượt sông, suối giúp bà con giao thương.

Những con đường "hạnh phúc" mới

Con đường vào thôn Trù Sán, xã Sơn Vĩ được ví như con đường "hạnh phúc" mới. Gần 4 km đường mòn dẫn vào thôn chạy qua những vách đá cheo leo như sợi dây thừng vắt mình bên lưng núi, hiểm nguy luôn rình rập khi người dân qua lại.

Suốt nhiều năm, thôn gần như bị cô lập, có tới 23/29 hộ thuộc diện nghèo. Do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, huyện huy động hàng trăm cán bộ, đoàn viên, lực lượng vũ trang đóng góp gần 3.000 ngày công; vận động các nhóm từ thiện hỗ trợ gần một tỷ đồng đổ bê tông toàn tuyến. Con đường hoàn thành với chiều rộng 1m đã mở ra cánh cửa đưa người dân đến với cuộc sống ấm no.

Không chỉ riêng đường Trù Sán, nhiều con đường bê tông nông thôn trên khắp các xóm làng Mèo Vạc được tạo nên bởi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn.

Đặc biệt, thông qua sự kêu gọi đầy tâm huyết, trách nhiệm của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã khơi dậy truyền thống "tương thân tương ái", sự đóng góp của các nhà hảo tâm trên mọi miền đất nước, giúp cho Mèo Vạc vững bước.

Chương trình xây dựng NTM giúp bộ mặt nông thôn Mèo Vạc hôm nay thêm phần khang trang, xanh, sạch, đẹp. Từ hiệu quả công tác tuyên truyền đưa chương trình đi vào cuộc sống, đến cách làm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, đã mang lại sự đồng thuận cao trong nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền.

Bước sang năm Tân Sửu, các ngành, các xã và người dân nơi biên cương Mèo Vạc đang tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp; áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; đẩy mạnh chăn nuôi bò hàng hóa; xây dựng thôn, xã điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với mỗi làng một sản phẩm OCOP. 

Theo Kim Tiến/danviet.vn
https://danviet.vn/cai-kho-lo-cai-khon-giup-nong-thon-o-manh-dat-bien-cuong-meo-vac-doi-thay-toan-dien-20210304171819222.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,056,108
  • Tổng lượt truy cập91,119,501
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây