Học tập đạo đức HCM

Cao Bằng: Xây dựng thương hiệu nếp hương Bảo Lạc

Chủ nhật - 26/07/2020 10:58
Với việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, sản phẩm "Nếp hương Bảo Lạc", tỉnh Cao Bằng sẽ có điều kiện đưa thương hiệu gạo vươn xa.
Mô hình lúa nếp hương tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Mô hình lúa nếp hương tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Gạo nếp ở Cao Bằng có đến hàng chục loại thơm ngon, nhưng để được xếp vào đặc sản thì không thể không nhắc đến nếp hương Bảo Lạc.

Nếp hương Bảo Lạc hiện có diện tích khoảng 80 ha, chủ yếu tập trung trồng ở các xã Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh vì điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.

Với năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn thóc, mỗi ha nếp hương hiện cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Đặc biệt, người dân nơi đây chỉ trồng lúa nếp theo tập quán truyền thống, chăm bón bằng phân chuồng, không dùng phân vô cơ nên gạo nếp giữ được hương thơm đặc trưng và an toàn khi sử dụng.

Ông Mông Văn Quốc, xóm Bản Chuồng, xã Xuân Trường chia sẻ: Gia đình tôi trồng lúa nếp hương từ lâu đời. Nếp hương trồng ở đây thơm ngon, hạt gạo to, tròn đều, có vị ngọt đậm đà khác với những loại gạo nếp khác.

Trước đây, gia đình chỉ trồng một đám nhỏ để lấy gạo nấu xôi cúng tổ tiên vào ngày giỗ, tết. Mấy năm gần đây, nhiều dự án xây dựng thương hiệu nếp hương nên mỗi năm gia đình tôi lại tăng diện tích trồng. Hiện đã trồng hơn 5.000 m2, mỗi năm thu hơn 2 tấn thóc.

Ông Nông Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường thông tin: Nếp hương ở 4 xóm: Thua Tổng, Nà Đoỏng, Thiêng Lầu, Bản Chuồng với diện tích trồng hiện nay khoảng 63 ha, sản lượng trên 200 tấn thóc. Giống nếp hương ở Xuân Trường còn có tên gọi là “Khẩu nua hom” và có ở đây từ rất lâu đời.

Trước đây, người dân chủ yếu trồng ở các đám ruộng cao, nước tưới chủ yếu là nước mưa nên năng suất thường rất thấp. Nguồn giống chủ yếu do người dân dự trữ sau mỗi mùa vụ. Trong xã gần như nhà nào cũng trồng nhưng chỉ với diện tích nhỏ để đủ dùng trong gia đình vào những dịp lễ, tết hoặc làm quà biếu khách quý.

Từ năm 2011 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã phối với với nhiều đơn vị để triển khai nhiều dự án về nếp hương như: Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống nếp hương Bảo Lạc; Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc"; Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp hương Bảo Lạc.

Trong đó, Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" được triển khai từ tháng 12/2017 có mục tiêu là xây dựng và thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức khai thác, quản lý và phát triển nhãn hiệu.

Kiểm tra chất lượng lúa nếp hương trồng tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Kiểm tra chất lượng lúa nếp hương trồng tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Qua 2 năm triển khai, Dự án đã thành lập được tổ chức tập thể "Hội Nếp hương Bảo Lạc" với 84 hội viên. Trong đó, có 2 hội viên là doanh nghiệp tham gia nhằm liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm.

Dự án đã thiết kế biểu trưng logo, bao bì, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Đồng thời, điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường và tìm kiếm kênh tiêu thụ cho sản phẩm.

Gạo nếp hương được đóng bao bì, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Ảnh: Kông Hải.

Gạo nếp hương được đóng bao bì, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Ảnh: Kông Hải.

Bà Lãnh Thị Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc cho biết: Việc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" là sự khẳng định cho thương hiệu sản phẩm nếp hương Bảo Lạc.

Mong rằng, việc xây dựng mô hình “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất và tiêu thụ nếp hương Bảo Lạc, sản phẩm đặc sản của huyện Bảo Lạc sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và được nhiều khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước biết đến.

Theo Kông Hải/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,048,875
  • Tổng lượt truy cập91,112,268
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây