Học tập đạo đức HCM

Chú Cao Văn Nhanh với sáng kiến xây lò đốt rác để xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 06/07/2020 05:51
Trước tình trạng rác thải ở khu vực nông thôn ngày càng nhiều mà không được thu gom để tiêu hủy, xử lý nên chú Cao Văn Nhanh, ở ấp 4, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đã nảy sinh ra sáng kiến xây dựng lò đốt rác để thu gom, tiêu hủy rác thải, giữ vệ sinh nơi ở và chung tay, góp sức cùng địa phương nâng cao chất lượng về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.



Chú Cao Văn Nhanh (áo sọc) đốt rác sau khi được thu gom vào lò.


Sau khi địa phương phát động xây dựng nông thôn mới, hầu hết các hộ dân trên địa bàn xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đều nâng cao ý thức và tinh thần, trách nhiệm trong việc thu gom, tiêu hủy rác thải, giữ vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, phần lớn việc thu gom vào hố tạm nên rác vẫn còn phát tán ra môi trường và mùi hôi thối vẫn không được xử lý triệt để. Thậm chí, nhiều hộ dân không xây dựng hố rác tạm để thu gom, tiêu hủy rác mà còn lén lút vứt xuống kênh rạch. Vấn đề này này đã làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở điạ phương.

Thấu hiểu được những khó khăn chung này, đầu năm 2019, chú Cao Văn Nhanh, ở ấp 4, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đã nảy sinh ra sáng kiến xây dựng lò đốt rác để thu gom, tiêu hủy rác thải, giữ vệ sinh nơi ở và chung tay, góp sức cùng địa phương nâng cao chất lượng về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Lò đốt rác của chú Nhanh được xây dựng trên phần đất ven sông trước nhà, được xây bằng gạch, tô xi măng, có diện tích khoảng 1,3 m², chiều cao khoảng 1,2 mét và được sơn phếch sạch đẹp. Trên vách lò, chú Nhanh cẩn thận ghi dòng chữ “Lò rác”. Phía dưới đáy, chú Nhanh thiết kế có một cửa lò, bên trong kê một vĩ sắt để rác không bị không bị ngập nước và dễ đốt cháy. Sau mỗi lần đốt, chú Nhanh tiến hành dọn vệ sinh bên trong lò rác. Phần tro sau khi đốt được dội nước cho chảy ra sông và lò rác không bị phát tán mùi hôi.
 



Rác thải được thu gom vào lò để tiêu hủy, xử lý.


Lò rác của chú Nhanh để cho gia đình chú và 2 gia đình hàng xóm ở lân cận sử dụng. Hàng ngày, rác thải trong sinh hoạt gia đình của các hộ này sau khi được phân loại đã thu gom vào lò. Cứ sau khoảng 2 đến 3 ngày, chú Nhanh tiến hành đốt để xử lý, tiêu hủy rác. Nhờ vậy mà khu vực của gia đình chú Nhanh sinh sống không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi ra sông rạch, vệ sinh môi trường luôn được sạch sẽ. Chú Nhanh cho biết: “Trước đây, tôi cũng như nhiều hộ dân khác chỉ biết thu gom rác sinh hoạt của gia đình vào hố rác tạm sau nhà để xử lý. Thực tình mà nói, biện pháp này chưa xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm, rác thải và mùi hôi thối từ các đống rác tạm còn phát tán ra môi trường. Do đó, tôi quyết định xây dựng cái lò rác nằm trên phần đất ven sông trước nhà để cho 3 gia đình cùng sử dụng. Tôi thấy mô hình lò đốt rác này rất hiệu quả, ít tốn kém chi phí để xây dựng (chỉ khoảng 1,5 triệu đồng để mua gạch, cát, xi măng và một ít sắt) là có thể xử lý triệt để rác thải sinh hoạt của 3 hộ gia đình. Ở vùng nông thôn, cứ khoảng 3 đến 5 hộ mà xây dựng một lò đốt rác kiểu này thì rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom, xử lý triệt để, môi trường không bị ô nhiễm”.
 



Nhiều hộ dân ở ấp 4, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau đã học tập và xây dựng lò rác theo mô hình lò rác của chú Nhanh.


Thấy mô hình lò rác của chú Nhanh rất hiệu quả, ít tốn kém chi phí nên các hộ dân trong khu vực ấp 4, xã An Xuyên đã học tập làm theo và đã xây dựng được thêm 5 lò đốt rác theo mô hình này. Nhờ vậy mà phần lớn rác thải trong sinh hoạt đã được thu gom, xử lý và không còn tình trạng vứt bừa bãi ra sông rạch, môi trường không bị ô nhiễm.

Thiết nghĩ, mô hình lò đốt rác của chú Cao Văn Nhanh, ở ấp 4, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau cần được nhân rộng để nhiều người học tập, làm theo. Qua đó, góp phần thu gom, tiêu hủy rác thải sinh hoạt, giữ vệ sinh nơi ở và nâng cao chất lượng về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.                      

Theo Diễm Phương/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay25,566
  • Tháng hiện tại138,982
  • Tổng lượt truy cập91,312,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây