Để làm giàu từ nông nghiệp, anh Lê Huỳnh Kha Luân (31 tuổi) cùng nhóm bạn của mình đầu tư khoảng 500 triệu đồng thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư công nghệ cao (ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).
Mô hình trồng nấm bào ngư theo công nghệ 4.0, của nhóm bạn trẻ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cho hiệu quả kinh tế cao.
Hướng tới sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch nên nhóm bạn trẻ gồm 4 người đã chọn hướng làm giàu từ nông nghiệp bắt đầu với việc sản xuất nấm bào ngư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình trồng nấm bào ngư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao này có rất nhiều điểm đặc biệt, đã có kỹ thuật điều khiển nấm ra đúng sản lượng theo từng đơn hàng, kiểm soát được thời gian và số lượng nấm mọc.
Nếu ký được đơn hàng 1 tấn nấm, người trồng sẽ dùng nắp nhựa ép các bịch phôi đến ngày hẹn giao hàng phải ra đúng 1 tấn nấm, không để nấm ra tự nhiên sẽ dẫn đến dồn hàng.
Khu nhà trồng nấm rộng 200m2, liên kết với HTX Sản xuất - Thương mại- Dịch vụ - Tổng hợp Diêu Trì, sản phẩm nấm bào ngư làm ra được HTX này bao tiêu toàn bộ.
Anh Lê Huỳnh Kha Luân - người phụ trách kỹ thuật của mô hình trồng nấm bào ngư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho biết, sản xuất nấm bào ngư trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền Trung, gặp vô vàn khó khăn.
Bởi, nấm chỉ thích ứng với nhiệt độ thấp, còn nhiệt độ ở miền Trung lại quá cao, muốn trồng nấm đạt hiệu quả, cần hướng đến ngưỡng nhiệt độ ổn định từ 25-26 độ C.
"Vì vậy, nấm phải được trồng trong nhà kín và áp dụng công nghệ cao trong việc điều khiển nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo nấm được sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tốt nhất", anh Luân lý giải.
Trong nhà trồng nấm bào ngư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được đặt 80 kệ chứa nhiều phôi nấm.
Tại nhà trồng nấm rộng 200m2, được đặt dày những kệ để phôi, bố trí giàn làm mát, quạt hút và giàn phun sương công nghệ Thụy Sĩ do Việt Nam lắp ráp hoàn toàn tự động.
Anh Lê Huỳnh Kha Luân - người phụ trách kỹ thuật của mô hình trồng nấm bào ngư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cho biết, để đầu tư mô này hình "tiêu tốn" vốn ban đầu khoảng nửa tỷ đồng.
Nếu nhiệt độ trong nhà trồng tăng cao, giàn làm mát tự động bật lên để điều hòa nhiệt độ ổn định 25-26 độ C. Hoặc nếu độ ẩm trong nhà trồng không đủ để nấm mọc thì giàn phun sương cũng tự động bật để bổ sung độ ẩm cho nhà nấm, mà không cần tác động của con người, người trồng chỉ theo dõi mọi vận hành trong nhà nấm qua điện thoại.
Theo anh Luân, đầu tư cho nhà trồng nấm công nghệ 4.0 này từ nhà xưởng, kệ, thiết bị máy móc… tiêu tốn khoảng nửa tỷ đồng, nhờ vậy mô hình này có thể sản xuất số lượng lớn từ 100.000-200.000 bịch phôi. Nếu sản xuất nấm lệ thuộc nhiệt độ ngoài trời thì chỉ có thể làm từ 10.000 bịch phôi trở lại, rủi ro rất cao.
Mọi quy trình chăm sóc nấm đều diễn ra tự động, người trồng chỉ theo dõi mọi vận hành trong nhà nấm qua điện thoại.
"Tới đây, mô hình cần liên kết với nông dân sản xuất nấm bào ngư theo hướng hữu cơ, quy trình do chúng tôi hướng dẫn mới đủ lượng hàng cung ứng theo nhu cầu. Hiện, đã có 10 hộ nông dân đặt mối liên kết sản xuất, mỗi hộ có năng lực sản xuất hơn 20.000 bịch phôi/chu kỳ", anh Luân cho hay.
Tại nhà trồng nấm rộng 200m2, được đặt dày những kệ để phôi, bố trí giàn làm mát, quạt hút và giàn phun sương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố