Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, Viện Nghiên cứu lập pháp mới thành lập được 13 năm, tuy có tuổi đời còn non trẻ nhưng đã có nhiều nỗ lực và hoàn thành nhiệm vụ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao trên các mặt công tác như nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp và giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; xuất bản Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học lập pháp có 2 lĩnh vực. Thứ nhất là nghiên cứu căn bản về khoa học lập pháp, bao gồm cả quy trình lập pháp, kinh nghiệm lập pháp trên thế giới, nghị viện với công tác lập pháp. Thứ hai là nghiên cứu ứng dụng, tập trung nghiên cứu để tham mưu định hướng theo nhiệm kỳ của Quốc hội, nghiên cứu ngay những dự án luật đang trình Quốc hội, nhất là những dự án luật đang còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo đó, Viện cần tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất với Đảng đoàn Quốc hội cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII. Những chủ trương đã có thì tiếp tục với tư duy mới, tầm nhìn mới; rà soát nhiều vấn đề rất mới được đặt ra trong Nghị quyết, như nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát huy khát vọng phát triển, ý thức tự lực tự cường, yếu tố con người, sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước, phát triển đô thị, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), mô hình kinh tế chia sẻ… Cùng với đó, rà soát để bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có trên tinh thần bảo đảm tính ổn định cả về tổ chức bộ máy nhà nước, về kinh tế, về quyền công dân, quyền con người.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết số 48 yêu cầu hệ thống pháp luật cần thống nhất, đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi cao. Đây là nội dung mà Viện nghiên cứu lập pháp cần tập trung nghiên cứu, khắc phục cho được cả 2 khuynh hướng làm cho “tuổi thọ” của luật quá ngắn là luật ống, luật khung và quy định chi tiết cả những vấn đề chưa đủ rõ, chưa đủ “độ chín” đã chốt chặt trong luật nên khi thực tiễn thay đổi thì không theo kịp.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Viện cũng cần tích cực hỗ trợ Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ quan của Quốc hội nhằm đảm bảo thực chất, thiết thực, nhất là có những đề tài nghiên cứu xứng tầm nhằm hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Quốc hội Việt Nam và việc học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Bác Hồ trong tổ chức hoạt động của Quốc hội; tăng cường hợp tác quốc tế; tăng cường hợp tác với các cơ quan ngoài Quốc hội…
Nhằm góp phần đổi mới phương thức và hiệu quả hoạt động, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp nhanh chóng xây dựng đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Viện; thống nhất với Văn phòng Quốc hội đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 1050/2015/UBTVQH13 trên tinh thần Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 161/2021/QH14 của Quốc hội. Trong đó, lưu ý giữ ổn định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức của Viện nhưng cần sắp xếp, kiện toàn để bảo đảm tính hiệu quả, giảm tối đa việc thành lập các phòng; sản phẩm cung cấp thông tin phải số hóa, tạo thuận tiện nhất cho người dùng, cung cấp thông tin phải gia tăng giá trị của thông tin./.
Nguyễn Hoàng/Chinhphu.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã