Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng ở làng Kà Dâu

Thứ năm - 19/11/2020 21:24
Làng Kà Dâu (xã Zà Hung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) được xem là một điểm sáng trong xây dựng NTM. Ở đây, cuộc sống của người dân đang đổi thay từng ngày.

Năm 2018, theo chủ trương tái định cư, di dời người dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới, những người dân ở thôn Kà Dâu đã bắt đầu di chuyển về ngọn đồi Axanh sinh sống. Anh Alăng Ngọ, Bí thư Chi bộ thôn Kà Dâu cho biết, đến thời điểm này đã có hơn nửa làng dời đến nơi đây ở và anh cũng là một trong những người đó.

Làng Kà Dâu đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân dần khấm khá. Ảnh: L.K.

Làng Kà Dâu đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân dần khấm khá. Ảnh: L.K.

Chỉ tay về phía những mái nhà lớp tôn sáng loáng mọc lên khắp vạt đồi, anh Ngọ bảo rằng, những người ở làng cũ cứ thế theo nhau đến đây và bắt đầu lập nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự đồng lòng giúp đỡ nhau của bà con mà bây giờ từ một ngọn đồi thưa thớt, nay đã đông đúc dân cư. Mọi người trong làng cùng giúp nhau làm kinh tế, cuộc sống dần khấm khá.

Việc người làng Kà Dâu tới đây sinh sống không thể không kể đến sự ủng hộ của người dân địa phương tình nguyện hiến đất. Từ việc những nhà có rẫy nằm trên đồi Axanh đồng ý hiến toàn bộ cây cối đất rẫy, vốn đang trồng quế, trồng keo mà chưa thu hoạch.

Vài chục, vài trăm, thậm chí vài nghìn mét vuông, cả ngọn đồi Axanh với tổng diện tích gần 4ha trở thành “điểm đến” của cuộc di dân thôn Kà Dâu sau vài cuộc họp phổ biến chủ trương, vận động của chính quyền. Không lâu sau khi có mặt bằng, những nhà đầu tiên bắt đầu lên dựng bếp, thắp sáng niềm tin ấm no an bình nơi. Bếp lửa đỏ, đánh dấu cho sự ra đời của một làng mới…

Chuyện hiến đất của người vùng cao để xây dựng NTM từ lâu đã không còn hiếm. Con số trong các báo cáo thường là diện tích đất, là tổng số cây trồng, ao cá, là những nền nhà cũ mà chủ nhân tình nguyện dỡ bỏ để rời đi, nhường lại cho cộng đồng.

Những người được đến ở trên mảnh đất của chính bà con mình nhường lại có cách “đền bù” khác đầy tình cảm: trả công. Họ phụ dỡ nhà, phụ dựng lại nhà mới. Mồ hôi trả bằng mồ hôi. Ân tình, trả bằng những ân tình.

Nơi này cũng vậy. “Bà con vui vẻ lắm. Ai lên trước dựng nhà bếp trước. Dỡ nhà cũ, khiêng vác từng cây cột, đan từng tấm vách. Xong nhà này lại qua nhà khác, chủ nhà thết đãi một bữa cơm rượu đơn sơ.

Số tiền địa phương hỗ trợ cho mỗi hộ là 23 triệu đồng của HĐND tỉnh, thật ra cũng không đủ vì giá cả vật liệu xây dựng ngày càng đắt đỏ. Cứ tùy theo điều kiện, khó quá thì cả làng lại xúm vào giúp, to nhỏ gì cũng có một mái nhà, yên tâm mà làm lụng”, Anh Alăng Ngọ nói.

Cũng theo anh Ngọ, cuộc sống ở làng mới bây giờ khác xưa rất nhiều. Nếu như ở làng cũ, mỗi lần họp dân, tới từng nhà nhắc, đến lúc tổ chức cuộc họp cũng không bao giờ đủ vì nhà cửa thưa thớt, đường tối, bà con không đến. Bây giờ thì đường sá rộng rãi, ô tô vào tới nơi, điện đường sáng choang.

Lên làng mới, vận động dễ dàng hơn hẳn nơi cũ, từ chuyện làm nhà vệ sinh, dọn dẹp cảnh quan, tập kết rác đúng nơi đúng chỗ. Có ba hộ dân từ chỗ chỉ làm rẫy, trồng rừng, nay mở quán bán buôn tạp hóa trong làng. An cư thực sự đã mở lối cho một đời sống khác, một nếp nghĩ khác.

Ông Bh’nướch Bíp, Chủ tịch UBND xã Zà Hung thông tin, chính quyền đã chú trọng đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở, nhiều hạng mục công trình dân sinh thành hiện thực như đường bê tông, kè dốc, điện đường, bể chứa nước tự chảy… tạo nên một bước chuyển mới trong diện mạo của thôn Kà Dâu nói riêng, trở thành một điểm nhấn trong công cuộc xây dựng NTM của địa phương.

“Ở đây, người dân không còn nỗi lo về sạt lở như làng cũ nên vì thế mà yên tâm làm ăn. Nhà cửa từng ngày được xây dựng, nhiều thanh niên đã bắt đầu xuống các Khu công nghiệp để lao động kiếm thêm thu nhập, nâng cao cuộc sống. Ai cũng phấn khởi, chăm lo phát triển kinh tế. Cây chuối, cây keo ngày một được trồng nhiều hơn, gia trại, trang trại cũng theo đó mà càng mở rộng, làng Kà Dâu đã thực sự đổi thay”, ông Bíp nói.

THEO LÊ KHÁNH/NONGNGHIEP.VN
https://nongnghiep.vn/diem-sang-o-lang-ka-dau-d278227.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay28,656
  • Tháng hiện tại896,167
  • Tổng lượt truy cập90,959,560
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây