Hướng đến xây dựng NTM kiểu mẫu
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Thường Tín đã huy động được 4.205 tỷ đồng để đầu tư các chương trình, dự án quan trọng.
Trong đó vốn ngoài ngân sách 1.070 tỷ đồng (chiếm 25,45%), người dân đóng góp trên 187.000 ngày công, 47.000m2 đất nông nghiệp và đất thổ cư, 638 tỷ đồng tiền mặt…
"Với những kết quả đạt được, Thường Tín đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm tra xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM gửi Văn phòng điều phối NTM thành phố vào tháng 6/2020.
Huyện cũng phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 82 triệu đồng/người trở lên, tốc độ đô thị hóa đạt 33,5%.
Cơ bản các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu Thủ đô".
Ông Kiều Xuân Huy -
Chủ tịch UBND huyện Thường Tín.
Theo ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, diện mạo nông thôn trên địa bàn không ngừng đổi thay, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, văn minh, nhất là đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
Đến nay 100% làng có nhà văn hóa; 100% tuyến đường giao thông nông thôn, đường trục chính nội đồng được trải nhựa, đổ bê tông; 73/88 trường đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,3%.
Tỷ lệ hộ nghèo từ 12,5% giảm xuống còn 0,56%, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 54 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2010.
Về kết quả xây dựng NTM, huyện có 28/28 xã đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, xã Hồng Vân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2019, năm 2020 huyện phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Ông Huy cho hay, với những kết quả nổi bật đó, huyện đã được thành phố quy hoạch vùng đệm xanh của Thủ đô. "Trong thời gian tới, huyện định hướng xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, xây dựng kết cấu hiện đại, thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi liên kết".
Hồng Vân là xã được huyện Thường Tín lựa chọn để tập trung xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu Thủ đô. Hiện nay, xã có 1 sản phẩm OCOP 4 sao, 2 làng nghề truyền thống sinh vật cảnh và được công nhận là điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh từ năm 2018. Hàng năm, xã này thu hút khoảng 45.000 người đến thăm quan, trải nghiệm.
Trong buổi kiểm tra và làm việc với huyện Thường Tín về xây dựng NTM, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao kết quả huyện đạt được sau 10 năm thực hiện xây dựng dựng NTM và yêu cầu Thường Tín cần định hướng xây dựng trở thành huyện kiểu mẫu làng nghề truyền thống, gắn với phát triển du lịch dịch vụ.
"Thường Tín cần phát huy lợi thế là đất trăm nghề, với nhiều di tích lịch sử văn hóa, có vị trí địa lý thuận lợi sát với Trung tâm thủ đô Hà Nội, do đó cần gắn với phát triển du lịch dịch vụ nhằm nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn. Xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội" – Thứ trưởng Nam nói.
Đô thị hóa gắn với bảo vệ môi trường
Ông Kiều Xuân Huy cho biết thêm, Thường Tín là huyện có dân số đông và nhiều khu công nghiệp, bởi vậy huyện rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường và xử lý rác thải. Với 11 cụm công nghiệp, 48 làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất đều có kho chứa thu gom tập trung và ký hợp đồng xử lý với các công ty có chức năng, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư phân loại các loại rác thải, sau đó thu gom đưa đi xử lý.
UBND huyện cũng chỉ đạo UBND các xã, thị trấn ban hành quy chế tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; bố trí thùng thu gom đặt tại các cánh đồng, qua đó khắc phục cơ bản tình trạng vứt bừa bãi bao bì thuốc bảo vệ thực vật ra đồng ruộng. Ngành nông nghiệp cũng tích cực hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng 100% thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép.
Về sản xuất nông nghiệp, huyện Thường Tín đang có 16 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 12 chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, giết mổ gia cầm.
"Chúng tôi vận động các hộ chăn nuôi đầu tư cải tạo chuồng trại, hầu hết các hộ đều có bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Nhờ đó 100% chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh. Chất thải chăn nuôi được chính các chủ trang trại thu gom xử lý, tận dụng làm phân bón trồng hoa" – ông Huy thông tin.
Theo Minh Ngọc/danviet.vn
https://danviet.vn/dien-mao-moi-o-dat-tram-nghe-thuong-tin-20200825180350786.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã