Học tập đạo đức HCM

Gần 9.000 tỷ đồng thực hiện chương trình giảm nghèo

Thứ sáu - 03/04/2020 08:36
Tính đến đầu năm 2020, ngân sách thành phố Hà Nội đã bố trí gần 9.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo.
Ảnh minh họa

Trong đó, trên 2.900 tỷ đồng thành phố ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay các chương trình: Giải quyết việc làm, vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vay xây dựng nhà ở, xây dựng nông thôn mới...

Thành phố cũng đã bố trí gần 5.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cho người nghèo, hộ nghèo, trong đó: 683,1 tỷ đồng đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; 4.000 tỷ đồng chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng; gần 98 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện; trên 33 tỷ đồng miễn, giảm học phí cho học sinh có cha mẹ thuộc hộ nghèo, cận nghèo; trên 15 tỷ đồng trợ cấp cho người già yếu, ốm đau không có khả năng lao động thoát nghèo; trên 26,7 tỷ đồng hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo cô đơn, mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng mà trong hộ không có người còn khả năng lao động; trên 52,3 tỷ đồng quà tết cho hộ nghèo và nhiều nội dung khác.

Qua rà soát, tính đến đầu năm 2020, thành phố đầu tư 1.050 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã dân tộc, miền núi.

Ngoài nguồn ngân sách, năm 2018 UBND thành phố vận động các doanh nghiệp hỗ trợ trên 50 tỷ đồng để xây, sửa nhà ở xuống cấp cho hộ nghèo. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã vận động được trên 21 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo”; cấp huyện và cấp xã vận động được 164,7 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo.

Nhìn chung, thành phố đã bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đã ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của chương trình. Cùng với đó, tăng cường lồng ghép, kết hợp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình giảm nghèo. Bổ sung các nguồn vốn vay như vốn vay giải quyết việc làm, vay hỗ trợ sản xuất, vay xuất khẩu lao động..., định mức vay cho mỗi hộ được tăng lên để mở rộng sản xuất, thu hút lao động, tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình…

Theo Huy Thành/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại911,158
  • Tổng lượt truy cập90,974,551
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây