Học tập đạo đức HCM

Gặp người khôi phục giống lúa cổ xuất sắc ở Lạng Sơn

Chủ nhật - 24/01/2021 18:09
Vài năm trở lại đây, nhờ đồng sức, đồng lòng cao, các thành viên HTX Tràng Định (Lạng Sơn), đã khôi phục thành công nhiều giống lúa cổ có giá trị cao.

Ông Hoàng Văn Hải, dân tộc Nùng, Giám đốc HTX Nông sản sạch Tràng Định (Lạng Sơn), cho biết, ông thành lập HTX năm 2017, với 16 thành viên. Chuyên khôi phục, sản xuất, kinh doanh các giống lúa bản địa của bà con vùng cao Lạng Sơn như: Khẩu lùm pua, khẩu nu cằn, khẩu Slai mai, khẩu slin păn; bao thai hồng; nếp ong vàng… là những giống lúa cổ của bà con vùng cao Lạng Sơn từ bao đời nay.

img-44621.JPG

 Sản phẩm lúa nếp ong vàng của HTX nông sản sạch Tràng Định

Khởi đầu, lúc thành lập HTX, bà con phải chia nhau đi tìm để khôi phục lại những giống lúa trên, đó là những giống lúa đã vắng bóng trên thị trường 30 – 40 năm nay. Rất may, một số bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa, vẫn còn giữ được ít nhiều, cứ như vậy, các thành viên HTX từng bước khôi phục đến ngày nay.

Đây không chỉ là những giống lúa cổ đơn thuần, có sức chống chịu với thiên nhiên miền núi cao khắc nghiệt, mà còn là những giống lúa có chất lượng gạo tốt, thơm ngon.

Ví như, Khẩu lùm pua (cơm ăn quên chồng) một thứ gạo rất ngon của bà con vùng cao núi đá. Chuyện kể lại, người vợ nấu cơm xong chờ chồng, trong lúc chờ, ăn thử 1 tý, đến khi ăn hết nồi cơm chồng vẫn chưa về. Tính đến nay, sau gần 3 năm, HTX đã khôi phục được 110 ha các loại lúa bản địa quý hiếm, trong đó có: 20 ha khẩu lùm pua; 60 ha bao thai hồng; 30 ha bao thai trắng; 10 ha nếp ong vàng; đồng thời, sản xuất thêm 10 ha giống lúa Nhật Bản J03.

img-4460.JPGGian hàng phân phối sản phẩm của HTX Tràng Định tại Lạng Sơn.

Đó là những giống gạo đặc sản của Lạng Sơn, thời bao cấp, khi cán bộ miền xuôi lên công tác, thường đem về 2 loại gạo là bao thai hồng và nếp ong vàng để làm quà.

“Hiện, HTX Tràng Định đã có 45 ha gạo VietGAP, bao gồm bao thai hồng (26.000 đồng/kg); bao thai trắng (18.000 đồng/kg); khẩu lụm pua (tẻ nương: 40.000 đồng/kg) tại Lạng Sơn.  

Trong đó: Các loại gạo đã đạt OCOP 3 sao; riêng nếp ong vàng OCOP 4 sao. Để bà con tiện việc mua bán, HTX đã có cửa hàng phân phối tại Số 12 Đường Thành, Phường Chi Lăng (T.p Lạng Sơn) – ông Hải cho biết thêm.  

 Theo Yên Như/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/gap-nguoi-khoi-phuc-giong-lua-co-xuat-sac-o-lang-son-post40194.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay18,439
  • Tháng hiện tại1,432,687
  • Tổng lượt truy cập100,488,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây