Theo khảo sát của Bộ TN&MT, năng lực xử lý nước thải trên toàn quốc chỉ đạt 14,5%, điều này có nghĩa là hơn 85% lượng nước thải sinh hoạt còn lại được xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý hoặc được xử lý sơ bộ. Số liệu mới nhất cho thấy, năm 2020, lượng nước thải chưa xử lý ở khu vực nông thôn là 90%.
Hội thảo đã nghe các chuyên gia, nhà khoa học trình bày các tham luận, giải pháp về xử lý nước thải sinh hoạt, môi trường nông thôn.
Trước đó đại biểu các địa phương đã có chuyến khảo sát, tham quan thực tế một số mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở 2 huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà.
Hiện Hà Tĩnh có khoảng 3.000 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình vận hành hiệu quả. Việc triển khai xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn Hà Tĩnh đã làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ môi trường. Hiện tỉnh đang tiếp tục nhân rộng trên địa bàn.
Chánh Văn phòng NTM Trung ương cũng ghi nhận sự chủ động, tính sáng tạo của các cấp chính quyền Hà Tĩnh trong việc xử lý nước thải sinh hoạt ở nông thôn.
“Tôi đánh giá cao sáng kiến xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn của Hà Tĩnh. Đây là mô hình cần được nhân rộng”, ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh.
Theo Trà Giang/kinhtenongthon.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã