Học tập đạo đức HCM

Giải pháp ổn định vùng nguyên liệu mía tại NASU

Thứ năm - 09/07/2020 23:03
Để nâng cao hiệu quả trồng mía, nông dân phải tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT mới để tăng năng suất và chất lượng mía.

Ông Ngô Vân Tú - Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Nghệ An (NASU) cho biết, từ ngày 1/1/2020, Việt Nam thực thi hiệp định thương mại hàng hóa tự do ATIGA, đường nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN cạnh tranh với đường sản xuất trong nước.

Giá đường liên tục giảm, tiêu thụ đường gặp rất nhiều khó khăn, giá thu mua mía vụ ép 2019/2020 đã được công ty tăng so với vụ ép 2018/2019 là 20.000 đồng/tấn, nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của các hộ nông dân trồng mía, do khan hiếm lao động, giá nhân công tăng mạnh.

Nhà máy tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư và hỗ trợ cho nông dân vay tiền trồng, chăm sóc mía. Nghiên cứu, khảo nghiệm và chuyển giao các giống mía mới ra sản xuất để nông dân có nhiều lựa chọn cơ cấu giống phù hợp với đất. Tăng cường đào tạo, chuyển giao kiến thức trồng mía thông qua tập huấn trong phòng, trực tiếp trên đồng ruộng và qua mạng xã hội như Zalo, Facebook…

Ông Trương Văn Hồng - chủ hợp đồng trồng mía xóm Tây Lợi (xã Văn Lợi, Quỳ Hợp) cho biết thêm, trong các năm qua, diện tích mía được duy trì 160ha.

Nông dân tích cực áp dụng cơ giới hóa trồng và chăm sóc bón phân bằng máy, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời, theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển, nên năng suất tăng dần qua các năm, đến nay đạt gần 75 tấn/ha.

Nông dân trong xóm thành lập 7 tổ liên gia, đổi công, hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian cao điểm thu hoạch và bốc mía, giải quyết sự thiếu hụt lao động. Nhờ vậy, lợi nhuận từ cây mía mang lại giúp nông dân tiếp tục lựa chọn mía là cây trồng chủ lực trên địa bàn.

 Ông Vi Văn Hương ở xóm Bãi Táo, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) cho biết, vụ xuân 2020 nông dân đã thay đổi hoàn toàn tập quán sản xuất mía so với trước đây. Sự thay đổi đầu tiên là thuê máy cày có công suất lớn để thực hiện giải pháp cày sâu, phá tầng đế cày, đưa oxy xuống tầng đất sâu hơn.

Biện pháp này đã giúp rễ mía ăn sâu, hút nước chống hạn trong các tháng múa hè; tăng khả năng chống đổ cho mía khi đã tốt, mưa nhiều.

Mía được trồng bằng máy, thực hiện nhiều biện pháp, đó là rạch hàng, rải hom, chặt hom, bón phân, lấp đất và nén đất nên độ ẩm đất khu vực hom mía đảm bảo, giúp mía nẩy mầm tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh.

Áp dụng cơ giới hóa khâu trồng mía bằng máy đã giúp nông dân tiết kiện được 2 triệu đồng/ ha, mía nẩy mầm tốt, mật độ đảm bảo.

Ngoài ra, nông dân thực hiện khuyến cáo của công ty đã bón vôi cải tạo độ chua, giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển, tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón đa lượng. Tạo điều kiện cho các nguyên tố Trung và vi lượng trong đất chuyển hóa sang dạng hòa tan, rễ mía có thể hấp thu, cung cấp cho cây. Do vậy, mía không bị ảnh hưởng bởi gió Lào khô nóng, cháy lá như các năm trước.

Ông Nguyễn Văn Nam ở xóm Phú Tân, xã Tây Hiếu (thị xã Thái Hòa) cho biết, vụ thu hoạch cây họ đậu trồng xen trong ruộng mía vừa qua, nhiều nông dân có thu nhập từ 25 - 30 triệu/ha sau khi đã trừ chi phí đầu tư.

Mía được trồng xen đậu, sẽ hạn chế được cỏ dại; giảm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, đục vào mầm, gây hiện tượng ngọn mía. Thân lá cây họ đậu sau khi thu hoạch để lại trên ruộng mía là nguồn phân hữu cơ, có tác dụng cải tạo, bồi bổ, cung cấp thêm chất dinh dưỡng, để ruộng mía đạt năng suất cao.

Hiện nay, nông dân chủ yếu trồng các giống mía LK92-11, KK3; giai đoạn đầu sinh trưởng và phát triển chậm, do vậy, việc trồng xen không chỉ đối với mía trồng mới, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao trên ruộng mía để lưu gốc.

Để trồng xen được tốt, nông dân phải trồng mía với khoảng cách hàng dãn ra, trên 1,2m; đây là cơ hội để áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân và thu hoạch bằng mía sau này.

Ông Ngô Vân Tú cho biết thêm, hiện nay, giống mía trên vùng nguyên liệu là các giống mía mới LK92-11 và KK3, kháng các loại bệnh than, chồi cỏ; không trỗ cờ, bấc ruột, năng suất cao, lưu gốc tốt.

Để ổn định vùng nguyên liệu, công ty đang tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp vận động nông dân: để lại lá mía sau thu hoạch, hạn chế cỏ dại, chống hạn cho mía trong các tháng mùa hè, hạn chế xói mòn rửa trôi khi có mưa to.

Mở rộng diện tích mía được trồng xen, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập. Sử dụng phân bón theo khuyến cáo của công ty trên cơ sở phân tích đất trồng mía, cung cấp sự thiếu hụt các dinh dưỡng cây mía cần để giảm chi phí đầu tư.

 

Nguồn tin: Võ Văn Lương/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm231
  • Hôm nay44,559
  • Tháng hiện tại80,100
  • Tổng lượt truy cập91,253,829
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây