Học tập đạo đức HCM

Hái chè cho cơ hội thoát nghèo ở miền núi Tuyên Quang

Thứ năm - 20/05/2021 21:53
Từ chỗ phải bán gia súc, gia cầm mỗi khi cần chi tiêu, các cô gái dân tộc Mông, Dao ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang đã tự chủ về kinh tế.

Vào vụ thu hoạch chè shan tuyết, một buổi sáng làm việc của Triệu Thị Thơm, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang bắt đầu từ 5h. Sau khi lo xong việc gia đình, cô lại lấy gùi lên đồi chè của Hợp tác xã Sơn Trà để thu hoạch.

Thơm là một trong nhiều cô gái người dân tộc thiểu số khác đổi đời nhờ nghề hái chè cho hợp tác xã. Nếu như trước đây, mỗi khi cần tiền, cô lại phải bán lợn, gà, thậm chí trâu, bò thì nay nguồn thu nhập từ việc hái chè cho cô nguồn kinh tế ổn định.

Theo Thơm, mỗi kilogram chè shan tuyết tươi được thu mua với giá 50.000 đồng. Tính trung bình một ngày làm việc, cô có thể kiếm từ 200.000 đến 300.000 đồng. Đó là một con số lớn với những đồng bào dân tộc thiểu số ở Na Hang.

Để có khoản để dành ấy, Thơm cùng đồng nghiệp phải trèo lên những cây chè trăm tuổi, cao chừng 5 đến 7 mét. Mỗi buổi, những công nhân hái chè chỉ làm khoảng 3 tiếng, vừa để tránh nắng, vừa để mang chè kịp về xưởng, tránh lá chè bị dập, ảnh hưởng đến chất lượng.

Trước khi được trực tiếp hái chè, những cô gái người dân tộc Dao, Mông này đã được hợp tác xã đào tạo theo quy chuẩn. Họ phải hái đúng kiểu "một tôm hai lá" hoặc "một tôm một lá", sao cho phù hợp với từng sản phẩm bán ra. Chè, sau khi được hái từ ngọn, phải được vứt vào gùi và không được ép.

"Ban đầu bọn em làm chưa quen nên cũng mệt lắm. Có người sợ độ cao, làm được một lúc là đòi xuống. Nhưng thấy đây là nguồn thu nhập ổn định, nên mọi người cùng động viên vượt qua", một cô gái dân tộc Mông nói.

Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, từ vài năm qua, huyện đã tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa. Nhờ vậy, doanh nghiệp và người dân địa phương đã đồng hành, cùng phát triển những nông sản địa phương, trong đó có chè shan tuyết Na Hang - một trong số các sản phẩm được gắn chỉ dẫn địa lý.

Theo Bảo Thắng - Đức Minh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/hai-che-cho-co-hoi-thoat-ngheo-o-mien-nui-tuyen-quang-d291435.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay32,396
  • Tháng hiện tại277,777
  • Tổng lượt truy cập102,037,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây