Học tập đạo đức HCM

Hội Làm vườn Việt Nam 35 năm đồng hành cùng nông dân

Thứ bảy - 24/10/2020 01:50
Mục tiêu của Hội là tập hợp các nhà quản lý, các nhà khoa học kỹ thuật để giúp nông dân khôi phục và phát triển nghề vườn truyền thống.
t9.jpg
Chủ tịch Ngô Thế Dân (thứ 2 từ trái sang) thăm mô hình trồng cam ở Bắc Quang (Hà Giang).

Nét chính về Hội Làm vườn Việt Nam - VACVINA

Hội Làm vườn Việt Nam ra đời từ một phong trào thi đua yêu nước - phong trào “Thi đua phát triển vườn cây ao cá Bác Hồ” năm 1979, mười năm sau ngày Bác Hồ đi xa, do Bộ Nông nghiệp và Bộ Thủy sản  phát động (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). Là tổ chức hội xã hội nghề nghiệp đầu tiên, thành lập theo Quyết định 31/BT ngày 22/2/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tên gọi Hội Những người làm vườn Việt Nam, viết tắt là VACVINA.

Mục tiêu của Hội là tập hợp các nhà quản lý, các nhà khoa học kỹ thuật để giúp nông dân khôi phục và phát triển nghề vườn truyền thống đã bị mai một trong thời kỳ chiến tranh chống ngoại xâm và một thời theo nền kinh tế bao cấp, ruộng đất và công cụ sản xuất tập trung vào hợp tác xã nông nghiệp.

Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội đã có bề dày lịch sử được  xã hội biết đến. Từ 125 hội viên ban đầu ở 12 xã (4 huyện, 4 tỉnh, thành phố), đến nay, Hội đã có trên 800.000 hội viên là nông dân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý đã nghỉ hưu. Tổ chức Hội có cả ở 4 cấp, Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Hội là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên Hiệp các  Hội KHKT Việt Nam.

Là hội xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận, hoạt động với mục đích giúp nông dân thực hiện xóa đói giảm nghèo nên được Nhà nước khuyến khích phát triển, được người dân hưởng ứng đồng hành ủng hộ. Hội ở các cấp đều được Nhà nước tạo điều kiện, phần lớn Hội ở cấp tỉnh, huyện đều có trụ sở riêng, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản.

Văn phòng Trung ương Hội Làm vườn được Chính phủ tạo điều kiện và hiện nay có trụ sở riêng  tại tầng 7 Tòa nhà ADG, số 37 phố Lê Văn Thiêm - Thanh Xuân - Hà Nội.

Tổ chức  Hội  được cả Nhà nước và nông dân tin cậy

Theo Nghị định 45 của Chính phủ ban hành năm 2010, Hội Làm vườn ở các địa phương không phải là cấp dưới của Hội Làm vườn Việt Nam như trước đây, nhưng các Hội vẫn tự nguyện tham gia với tư cách Hội thành viên của Hội Làm vườn Việt Nam.

Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam vẫn là trung tâm vận động phát triển kinh tế VAC trên quy mô toàn quốc, theo dõi, tổng kết đúc rút và đề xuất nội dung hoạt động, hướng dẫn Hội Làm vườn địa phương hoạt động, vẫn cùng nhau tổ chức các phong trào thi đua làm vườn giỏi và xây dựng vườn mẫu phục vụ Chương trình mục tiêu quốc Gia về xây dựng nông thôn mới.

Hội Làm vườn Việt Nam vẫn tổ chức Hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến  những gương người làm vườn xuất sắc trên quy mô toàn quốc (đã tổ chức 4 Hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến).

t10.jpg
 

Hội Làm vườn Việt Nam kết hợp với Hội Làm vườn Bắc Giang triển khai “xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp hiệu quả, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững ở các tỉnh phía Bắc” giai đoạn 2019-2021.

Báo Kinh tế  nông thôn, nay là Tạp chí Kinh tế nông thôn thuộc Hội Làm vườn Việt Nam vẫn thường xuyên và kịp thời thông tin tình hình hoạt động Hội Làm vườn  các địa phương và các đơn vị trực thuộc Hội. Được hội viên Hội Làm vườn tin cậy, coi như cẩm nang tổ chức sản xuất.

Các giai đoạn phát triển Hội

Là Hội không được thụ hưởng ngân sách, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự lo kinh phí, tự quản nhưng với cách làm dựa vào dân, dựa vào chính sách của Đảng và Nhà nước, dựa vào sức sáng tạo của đội ngũ chuyên gia, Hội đã huy động được mọi nguồn lực để duy trì và phát triển. Có thể nêu ra 4 giai đoạn phát triển chính của Hội trong vận động phát triển kinh tế vườn và kinh tế VAC gồm:

- Phong trào làm ô vườn dinh dưỡng ở các hộ gia đình: Mỗi nhà  dân trồng vài luống rau, nuôi dăm con gà đẻ trứng, hoặc trồng một vài cây ăn quả để có bữa ăn ngon, chất lượng hơn, chống đói, suy dinh dưỡng thời kỳ sau chiến tranh;

- Phong trào cải tạo vườn tạp, xóa bỏ ao hoang, chuồng trống, phát triển kinh tế VAC thực hiện xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Từ phong trào này, nhiều hộ  gia đình có thể mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt như xe đạp, xe máy, ti vi…

- Phong trào phát triển kinh tế VAC sản xuất hàng hóa với sản phẩm sạch: Không ít số hộ nhờ làm kinh tế VAC theo phong trào này trở nên giàu có, thu nhập 500-700 triệu đồng/năm, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh xuất khẩu;

- Phong trào làm vườn mẫu gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới để nông dân có nhà sạch, vườn đẹp, môi trường sống trong lành, đồng thời tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh đề xuất và làm thử vườn mẫu. Hội Làm vườn Việt Nam đã tổng kết đúc rút và đề xuất với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và kiến nghị với Chương trình đưa vườn mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thành tiêu chí chính của Chương trình xây dựng nông thôn mới và được chấp thuận.

Do nguồn lực của Hội có hạn, Hội thường chủ yếu tìm tòi, phát hiện, đề xuất rồi xây mô hình, tập huấn và tuyên truyền để quần chúng làm theo. Đúng như  nhận xét của ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành T.Ư ĐCSVN: “Hội Làm vườn Việt Nam đã góp nhiều công sức  cho công việc “ích nước lợi nhà”, xây dựng một Hội nghề nghiệp- xã hội nhưng có ý nghĩa chính trị to lớn”.

Trong 35 năm hoạt động, Hội đã được Nhà nước 2 lần tăng Huân chương Lao động hạng Nhất, 1 lần tăng Huân chương Lao động hạng Nhì và 1 số lần Huân chương Lao động hạng Ba cho các đơn vị trực thuộc.

Có thể nói, Hội Làm vườn Việt Nam là tổ chức vững mạnh, có thương hiệu, được nông dân cả nước biết đến, tin cậy và quý mến, hoạt động không vì lợi nhuận. Ở đâu có vườn tược, có nông dân, nông thôn thì ở đó có Hội Làm vườn.

. Ban Vận động thành lập Hội Những người làm vườn Việt Nam hoạt động từ năm 1982.

. Đại hội thành lập Hội Những người làm vườn Việt Nam, 13/1/1986.

. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Những người làm vườn Việt Nam lần thứ II, 8-10/10/1992.

. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Những người làm vườn Việt Nam lần thứ III, 25-26/121997.

. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ IV, 24-25/12/2003.

. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ V, 24-25/3/2009.

. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VI, 14-15/4/2014.

Nguồn tin: kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại906,738
  • Tổng lượt truy cập90,970,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây