Học tập đạo đức HCM

Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ: góp phần thúc đẩy công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ nhật - 02/08/2020 22:38
Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ - góp phần đưa Việt Nam trở thành một “đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm” của ASEAN, WIPO và cộng đồng quốc tế.
 
Năm 2019 tiếp tục là một năm thành công của hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao đa phương. Lần đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia kỳ họp Đại hội đồng WIPO và có các hoạt động ngoại giao nổi bật. Thay mặt ASEAN và Việt Nam, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã có hai bài phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đồng WIPO, trong đó ông nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ trưởng cũng nêu bật các thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ như sự gia tăng liên tục của Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) trong những năm vừa qua; việc ban hành Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 và việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại Đại hội đồng WIPO 2019
 
Tại kỳ họp lần này, Việt Nam cũng được bầu vào Ủy ban Điều phối và Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của WIPO - hai Ủy ban quan trọng của Tổ chức phụ trách vấn đề nhân sự và tài chính.
Bên lề hội nghị, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng đã trao văn kiện gia nhập Thỏa ước La Hay cho Tổng giám đốc WIPO. Với việc gia nhập này, Việt Nam đã trở thành Thành viên của tất cả 3 điều ước về đăng ký quốc tế đối với sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp do WIPO quản lý. Việc gia nhập điều ước này là một bước tiến của Việt Nam nhằm thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kiểu dáng công nghiệp ra nước ngoài, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh của Việt Nam, góp phần thúc đẩy công cuộc hội nhập kinh tế sâu rộng của nước ta.

 
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trao văn kiện gia nhập Thỏa ước La Hay cho Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu khai mạc Triển lãm Thổ cẩm và Lụa truyền thống Việt Nam bên lề Đại hội đồng WIPO 2019
 
Nhân dịp này, Cục Sở hữu trí tuệ cũng ký kết Thỏa thuận hợp tác về Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo với WIPO. Dự án này sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cho đội ngũ cán bộ của các viện nghiên cứu và trường đại học trong hoạt động nghiên cứu/sáng tạo, đăng ký và thương mại hóa các sáng chế, cũng như chuyển giao công nghệ. Đội ngũ này sẽ đóng vai trò trung tâm giúp nâng cao số lượng, chất lượng và giá trị thương mại của sáng chế trong các viện nghiên cứu và trường đại học, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng, khai thác thông tin sáng chế để tránh trùng lặp trong nghiên cứu.

 
Cục trưởng Đinh Hữu Phí và Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry tại lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác về Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo
trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Chu Ngọc Anh
 
Năm 2019 cũng đánh dấu lần đầu tiên Cục Sở hữu trí tuệ đảm nhận vị trí Chủ tịch Nhóm công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN (AWGIPC) kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức (năm 1995) đến nay. Cục Sở hữu trí tuệ đã điều hành tốt các cuộc họp của Nhóm AWGIPC cũng như các cuộc họp của ASEAN với các đối tác ngoại khối.

 
 
Cục trưởng Đinh Hữu Phí tiếp nhận vị trí Chủ tịch AWGIPC từ Indonesia
 
Cục trưởng Đinh Hữu Phí phát biểu khai mạc Cuộc họp lần thứ 2 Lãnh đạo Cơ quan  Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN – Hàn Quốc
 
Trong năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ cũng tăng cường đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với các cơ quan sở hữu trí tuệ lớn như Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga, Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc… Bên cạnh đó, Cục vẫn duy trì và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác truyền thống như Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc, Nhật Bản,  Ô-xtrây-lia, Lào, Cuba… 

 
Buổi giao lưu giữa những cán bộ từng học tập tại Liên bang Nga với đoàn công tác của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga
 
Hoạt động hợp tác quốc tế trong năm vừa qua cũng đi vào chiều sâu, góp phần đắc lực trong việc nâng cao năng lực của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Cục bắt đầu triển khai Dự án “Hiện đại hóa hệ quản trị đơn sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ” (Dự án WIPO IPAS). Cấu phần quản trị đơn kiểu dáng công nghiệp chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/ 2019 và WIPO IPAS dự kiến sẽ vận hành đầy đủ vào giữa năm 2020. Cục Sở hữu trí tuệ ký kết và triển khai Chương trình PPH thử nghiệm với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) từ tháng 6/2019. Ngoài ra, Cục cũng hoàn thiện hồ sơ xin viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho Dự án Nâng cao năng lực quản trị công và Dự án Xây dựng biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia của Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với WIPO, KIPO và VTV2 tổ chức thành công Cuộc thi Sáng chế 2018. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo cán bộ tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh thông qua sự trợ giúp của một số đối tác lớn như WIPO,  Cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước Ô-xtrây-lia, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Có thể nói, hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ năm 2019 đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước - góp phần đưa Việt Nam trở thành một “đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm” của ASEAN cũng như WIPO. Các hoạt động hợp tác này còn góp phần thiết thực nhằm nâng cao năng lực của Cục Sở hữu trí tuệ cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Năm 2020 hứa hẹn cũng sẽ là một năm với nhiều hoạt động hợp tác quốc tế sôi động. Trong bối cảnh Việt Nam là Chủ tịch của ASEAN, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ triển khai một số hoạt động để góp phần cho thành công năm ASEAN Việt Nam 2020. Ngoài ra, một nhiệm vụ lớn của hoạt động quốc tế trong năm tới là tham gia triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và thi hành Thỏa ước La Hay tại Việt Nam./.
 
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay19,608
  • Tháng hiện tại887,119
  • Tổng lượt truy cập90,950,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây