Học tập đạo đức HCM

HTX liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh: Những điểm sáng tại Đồng Tháp

Thứ ba - 07/07/2020 04:01
Để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững nông nghiệp thì việc liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa HTX với doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng.
tr18.jpg
 
Hợp tác xã Vận tải thủy bộ thành phố Sa Đéc ký kết hợp tác với doanh nghiệp và Hợp tác xã.
 

Mô hình liên kết hiệu quả

Những năm gần đây, liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa HTX với doanh nghiệp đã mang lại những kết quả bước đầu. Một trong những HTX thực hiện mô hình liên kết mang lại hiệu quả là HTX nông nghiệp Tân Bình (huyện Thanh Bình). HTX được thành lập khá lâu, với hơn 1.000 thành viên, sản xuất chủ yếu là lúa và hoa màu.

Ông Phan Công Chính, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Bình, cho biết, trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân chịu nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu; thiên tai, dịch bệnh luôn xảy ra làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Bên cạnh tiêu thụ sản phẩm luôn gặp khó khăn do thị trường có xu thế từ ăn no chuyển sang ăn ngon và đảm bảo chất lượng, trong khi người nông dân còn mang nặng tâm lý sản xuất tự phát nhỏ lẻ, theo cách truyền thống, từ đó việc tiêu thụ luôn gặp khó khăn.

Xuất phát từ những khó khăn đó, năm 2018, HTX nông nghiệp Tân Bình đã tập hợp thành viên có nhu cầu sản xuất theo hướng an toàn và cùng loại giống để có sản lượng lớn, thu hút doanh nghiệp đến hợp đồng thu mua.

Từ một đơn vị ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa vào năm 2018 là Công ty Lương thực Hồng Tân, với diện tích 52,6ha lúa Jasmine (25 hộ thành viên tham gia), đến năm 2019, số doanh nghiệp liên kết đã tăng lên 03 đơn vị, với 127ha. Đó là Công ty Lương thực Tân Hồng (30ha lúa Jasmine), Công ty Lương thực Hồng Tân (67ha lúa Hương châu 6), Doanh nghiệp Phương Minh (30ha lúa OM 6976). Tổng sản lượng tiêu thụ là 635 tấn, giá bình quân 5.600 đồng/kg, cao hơn thị trường 75 đồng/kg; đặc biệt là không có hộ thành viên vi phạm hợp đồng.

Ông Chính phấn khởi cho hay, vụ đông xuân năm 2020, HTX ký hợp đồng với Công ty Lương thực Hồng Tân với diện tích 250ha, giá lúa được tính theo thời điểm thu hoạch được cộng thêm 500đồng/kg và lúa phải đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Năm 2018, HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới (thành phố Cao Lãnh) được thành lập. Đây là HTX được thành lập trên nền tảng Đồng Tâm Hội quán nông dân và đa số nông dân nơi đây trồng xoài.

tr19.jpg
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới thu hoạch xoài.

Sau khi thành lập HTX, Hội đồng quản trị phối hợp Ban chủ nhiệm Hội quán thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, đặc biệt là dịch vụ liên kết tiêu thụ xoài.

Để ký kết hợp đồng tiêu thụ xoài với doanh nghiệp, các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới đã sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP (42ha) và liên kết với Công ty Phân bón hữu cơ vi sinh Hiệp Thắng cung cấp phân bón cho các thành viên (trả chậm 04 tháng không tính lãi) được 40 tấn; liên kết với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện mô hình 138ha xoài sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu gắn với hợp đồng tiêu thụ (do Công ty Kim Nhung bao tiêu).

Theo ông Võ Tấn Bảo, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới, với sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, HTX đã mạnh dạn ký hợp đồng tiêu thụ xoài (loại 2) với Công ty TNHH Gò Đàng; ký hợp đồng với Công ty TNHH Cát Tường thu mua xoài (loại 1 bao vàng) với sản lượng 02 tấn/tuần; Ký hợp đồng với HTX Công nghệ cao Mặt Trời Mọc (TP.HCM) liên kết tiêu thụ xoài cho nông dân 11 tấn; Công ty TNHH Long Uyên 100ha; ký hợp đồng cung cấp xoài các loại cho chuỗi siêu thị Big C.

Ngoài liên kết tiêu thụ xoài cho các thành viên, HTX còn liên kết cung ứng vật tư đầu vào với nhiều doanh nghiệp để giúp thành viên có vật tư phục vụ sản xuất ngay từ đầu vụ.

"Có được kết quả này, HTX và Ban chủ nhiệm Đồng Tâm Hội quán phải thường xuyên tuyên truyền, vận động thành viên đổi mới tư duy sản xuất, thấy được hiệu quả của việc sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ nên nông dân tự nguyện đăng ký tham gia. Nhờ vậy mà bà con an tâm sản xuất, thu nhập từ trồng xoài được ổn định hơn", ông Bảo nói.

Hợp tác vận tải với doanh nghiệp và HTX

Một hình thức liên kết khác của hợp tác vận tải thủy bộ TP. Sa Đéc, đó là “liên kết giữa hợp tác vận tải với doanh nghiệp và liên kết giữa các HTX với nhau”.

Chia sẻ về cách làm này, ông Trần Quang Dũng, Giám đốc HTX Vận tải thủy bộ TP. Sa Đéc, cho biết, HTX chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và lịch trình vận chuyển theo thời gian dựa trên quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, từ đó tạo sự tin tưởng tuyệt đối của đối tác.

Để tạo tính chuyên nghiệp trong vận chuyển, HTX luôn tìm hiểu nhu cầu để tư vấn, hỗ trợ khách hàng lựa chọn được những hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Doanh nghiệp ký hợp đồng vận tải với HTX có pháp nhân, được lựa chọn phương tiện, trọng tải theo yêu cầu vận tải hàng hóa hoặc hành khách, tất cả phương tiện đảm bảo tính pháp lý đăng ký, đăng kiểm và mua bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

tr20.jpg
Đoàn công tác Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham quan mô hình sản xuất lúa của Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình.

Phương tiện luôn trực và sẵn sàng nhận hàng từ doanh nghiệp, đảm bảo thời gian giao nhận hàng hóa hoặc hành khách.

Với tiêu chí không thụ động trong việc tìm khách hàng, HTX còn thực hiện thiết kế các chương trình vận chuyển khách du lịch, trực tiếp liên hệ và giới thiệu đến các doanh nghiệp, HTX, cơ quan, ban ngành về các gói vận chuyển đến các địa điểm du lịch với giá hữu nghị, phục vụ chuyên nghiệp và tận tình; đồng thời quảng bá dịch vụ thông qua facebook, zalo…, nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Về liên kết với HTX khác, ông Dũng thông tin, hiện nay đã liên kết vận chuyển hoa kiểng với HTX Hoa kiểng Tân Quy Đông (TP. Sa Đéc), hợp tác với HTX Rạch Gầm (Tiền Giang) với mức giá vận chuyển phù hợp, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xây dựng kinh tế tập thể.

Được biết, trước khi chưa thực hiện liên kết hợp tác vận tải, doanh thu hàng năm của HTX chỉ đạt từ 08 đến 09 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 208 triệu đồng, thu nhập bình quân của thành viên 20 triệu đồng/tháng.

Khi HTX Vận tải thủy bộ TP. Sa Đéc thực hiện hợp đồng liên kết hợp tác với 20 doanh nghiệp và 02 HTX, năm 2019, tổng doanh thu hơn 13 tỷ đồng, nộp thuế vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên, thu nhập bình quân của thành viên đạt 28 triệu đồng/tháng.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đồng Tháp, nhận định, so với các năm trước đây, số HTX có tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, liên kết kinh doanh ngày càng thực chất hơn.

Qua thực hiện các hợp đồng liên kết đã làm cho nông dân ngày càng nhận thức và thấy được lợi ích của việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường, hướng đến sản xuất an toàn và chất lượng cao.

Quá trình liên doanh, liên kết đã tạo điều kiện cho các HTX tổ chức sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch cụ thể hơn; giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm; tăng khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đồng Tháp, việc liên kết, tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp hiện nay chưa đạt như mong đợi, số lượng vẫn còn ít so với mặt bằng chung.

Nguyên nhân dẫn đến việc liên kết sản xuất, tiêu thụ chưa đạt kết quả cao là do bà con nông dân chưa sẵn sàng hợp tác; đa số HTX có quy mô nhỏ, tiềm lực hạn chế; nhiều HTX chưa chủ động trong việc kêu gọi doanh nghiệp, tìm kiếm hợp đồng tiêu thụ; hình thức liên kết, chính sách đầu tư của một số doanh nghiệp chưa phù hợp...

"Với những khó khăn đó, sắp tới, Liên minh HTX tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết hoàn chỉnh, hỗ trợ HTX xây dựng quy trình sản xuất theo hướng an toàn; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ; tổ chức nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng cho cán bộ quản lý HTX, kỹ năng đàm phán trong ký kết hợp đồng...", ông Hiếu chia sẻ.

Theo Lê Quang Cường/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay25,302
  • Tháng hiện tại138,718
  • Tổng lượt truy cập91,312,447
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây