Vùng sản xuất chè an toàn tại xóm Cầu Đá, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN |
Để hoàn thành mục tiêu Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong 2 năm qua, Đại Từ đã huy động tối đa nguồn lực để triển khai thực hiện. Cụ thể, địa phương đã huy động được hơn 400 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ của Trung ương hơn 105 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 94 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác hơn 156 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp. Huyện xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, hàng năm, Đại Từ đã cân đối nguồn vốn, phân bổ kinh phí, xi măng cho các xã để hoàn thiện công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao chất lượng những tiêu chí đã đạt như: Đường giao thông nông thôn, xây mới và sửa chữa các nhà văn hóa xóm, xây dựng điểm thu gom rác thải...
Xã viên Hợp tác xã chè La Bằng, xã La Bằng, huyện Đại Từ chế biến chè đặc sản. |
Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN |
Chỉ tính riêng từ năm 2019 đến nay, từ nguồn vốn hỗ trợ xi măng của tỉnh và ngân sách địa phương, toàn huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp được trên 165 km đường giao thông nông thôn các loại với tổng kinh phí 115 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp trực tiếp bằng tiền, nhân công, vật liệu, hiến đất và tài sản trên đất hơn 80 tỷ đồng. Huyện cũng đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp 9 công trình thủy lợi, cứng hóa, cải tạo, nâng cấp 8,5 km kênh mương với tổng kinh phí đầu tư xây dựng trên 33 tỷ đồng. Hai năm qua, Đại Từ còn triển khai đầu tư xây dựng, sửa chữa trên 50 công trình trường, lớp học, góp phần nâng tỷ lệ trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 100%, đồng thời xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 60 công trình nhà văn hóa xã, sân thể thao xã, nhà văn hóa xóm đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới...
Nông dân xã Tiên Hội thu hoạch bưởi trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN |
Thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, Đại Từ đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, triển khai đồng bộ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng 9 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí hỗ trợ để triển khai hơn 4,5 tỷ đồng. Hàng năm, huyện ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với tổng kinh phí mỗi năm gần 7 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này đã đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh tiêu thụ chè, hỗ trợ các trang trại, mô hình, dự án về chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả...
Nhà văn hóa xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội mới được xây dựng. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN |
Đến cuối năm 2020, toàn huyện đã thành lập được 50 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 424 thành viên. Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm đầu mối trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động liên doanh, liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị của các hợp tác xã bước đầu đã có những hiệu quả nhất định...
Ông Phạm Quang Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ cho biết: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, ngoài chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện phấn đấu có 4 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Các xã nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, hợp tác xã, liên kết sản xuất, xây dựng xóm bản nông thôn mới kiểu mẫu... Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí về tổ chức sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề, năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp, hướng tới xây dựng mô hình nông thôn mới bền vững, phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của từng vùng, gắn với thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)...
Tác giả: Hoàng Thảo Nguyên
Nguồn:ntm.thainguyen.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã