Giá trị các sản vật nông nghiệp cần gắn với văn hóa địa phương - Ảnh minh họa |
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhìn nhận, quy mô của các doanh nghiệp nông nghiệp có thể không bằng các doanh nghiệp công nghiệp nhưng phải nhìn nền nông nghiệp là một cấu trúc kinh tế xã hội chứ không phải là ngành kinh tế đơn lẻ; không chỉ là một ngành có đóng góp 14% tổng GDP mà là một ngành kinh tế bao trùm đem lại thu nhập cho hàng chục triệu con người chứ không phải 1 nhóm người.
Sự “manh mún” bấy lâu được nhìn nhận là khó khăn, trở ngại cho ngành nông nghiệp thì nay được Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhìn nhận dưới góc độ rất tích cực. Bởi theo Bộ trưởng, trong đại dịch vừa qua, “mỗi khu vườn, mỗi cái ao…" vẫn sản xuất được và tạo ra giá trị “dương” cho ngành nông nghiệp.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cũng cho rằng, sau dịch COVID-19, cần phải xem lại chiến lược công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo ông Vũ Tiến Lộc, đô thị hóa không chỉ là xây dựng các siêu đô thị mà phải có sự linh hoạt công nghiệp hóa nông thôn, gắn kết đô thị với nông thôn… Từ đó, tạo ra những nền tảng để nông dân tương tác với doanh nhân, để người nông dân kết nối được với người tiêu thụ.
Ông Lộc đưa ra ví dụ: Hiện nay nhiều gia đình ở thành phố chung nhau mua 1 cây vải hay 1 vườn cam. Thông qua điện thoại thông minh, hằng ngày họ nhìn thấy cây trồng của mình sinh trưởng. Việc nhìn thấy cây của mình đơm hoa kết trái, người mua hàng có cảm xúc như người nông dân là một trải nghiệm rất đáng quý ở thành phố.
Ông Lộc cũng nhấn mạnh, Nhà nước phải là người tạo ra môi trường dẫn dắt để tạo nền tảng liên kết doanh nghiệp và nông dân.
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, việc “khai tâm” cho người nông dân rất quan trọng. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, người nông dân nhiều khi còn tự ti vì không nhìn ra giá trị sản phẩm của mình. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu ví dụ, lúa ở những thửa ruộng bậc thang trước đây giá trị thấp nhưng nếu tích hợp được cả các giá trị văn hóa, du lịch của khu vực thì đây sẽ là những sản phẩm đặc sản, sản lượng thấp nhưng giá trị lại cao.
Tuy nhiên để làm được điều này, vị tư lệnh ngành nông nghiệp cũng cho rằng, cần giúp bà con nông dân nhìn ra giá trị sản vật của mình. Từ đó, người nông dân sẽ tự hào và tự tin phát triển sản phẩm theo hướng tích hợp đa giá trị.
Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Kinh-te/Khai-tam-de-nguoi-nong-dan-tu-hao-tu-tin-phat-trien-san-pham-da-gia-tri/451175.vgp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã