Năm 2020, sản lượng khai thác ước đạt 56.216 tấn. Ảnh: Mai Chiến.
Ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nam Định thông tin, hiện nay toàn tỉnh có 2.136 tàu thuyền khai thác thủy sản với tổng công suất 300.676 CV. Tổng số lao động trực tiếp trên biển là 6.215 người.
Theo thống kê, sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 ước đạt 56.216 tấn. Trong đó, khai thác biển 54.344 tấn, khai thác nội đồng đạt 1.872 tấn; tăng 2,7% so với năm 2019 và vượt kế hoạch 2,2%.
Ông Hà cho biết thêm, đến thời điểm này, tổng số tàu cá của tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) là 448/525 tàu thuộc diện phải lắp GSHT, đạt 85,3%. Số còn lại chưa lắp do tàu đang trong quá trình sửa chữa, chưa đi vào hoạt động.
“Thời gian tới, đơn vị tiếp tục kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm về lắp đặt GSHT. Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là quy định chống khai thác IUU. Năm nay, trên địa bàn tỉnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị xử lý”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, trong năm 2020, Chi cục đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 tàu cá với tổng số tiền xử phạt là trên 21 triệu đồng. Toàn bộ số tiền xử phạt trên, các chủ tàu cá đã chấp hành nộp tại kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định.
Nam Định khuyến khích ngư dân tham gia khai thác hải sản trên vùng biển xa, giảm khai thác ven bờ. Ảnh: Mai Chiến.
Chia sẻ về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, ông Hà nhấn mạnh: Chi cục thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vận động chủ tàu cá ký cam kết không vi phạm quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Khuyến khích ngư dân tham gia khai thác hải sản trên vùng biển xa, giảm khai thác ven bờ; không khai thác mang tính hủy diệt và khuyến khích chuyển đổi nghề phù hợp thay thế các nghề xâm hại nguồn lợi.
Bên cạnh đó, phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hồng. Tuyên truyền về các khu vực cấm khai thác có thời hạn.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng không gặp ít khó khăn như nguồn lợi thủy sản suy giảm nên một số chủ tàu vì lợi ích trước mắt đã sử dụng phương pháp khai thác tận diệt, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản…
Ông Hà khẳng định, thời gian tới, Chi cục tiếp tục điều tra nguồn lợi thủy sản các vùng làm căn cứ cấp hạn ngạnh giấy phép khai thác thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi vận chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại và các ngư cụ, nghề khai thác thủy sản bị cấm…
Tổ chức cho ngư dân ký cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường năng lực cho cán bộ chuyên môn cấp huyện về quản lý nguồn lợi và môi trường, thanh tra bảo vệ nguồn lợi; đăng ký, đăng kiểm cấp giấp phép khai thác...
Theo An Lãng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/khai-thac-xa-bo-de-tai-tao-nguon-loi-thuy-san-d280544.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"