Học tập đạo đức HCM

Khát vọng của nhà khoa học là vấn đề cần phải suy nghĩ

Thứ năm - 01/07/2021 19:01
Cán bộ nghiên cứu trẻ ở các viện bây giờ không thể nói là khổ được. Họ làm đề tài là có tiền, có kinh phí, có xe cộ...

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS Nguyễn Văn Tuất, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, việc phát huy nội lực, đam mê, khát vọng của nhà khoa học trong ngành nông nghiệp là vấn đề cần phải suy nghĩ trong giai đoạn hiện nay.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất (ngoài cùng bên trái) trong lần thăm đề tài nghiên cứu sử dụng giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn tại Nghệ An. Ảnh: NVCC.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất (ngoài cùng bên trái) trong lần thăm đề tài nghiên cứu sử dụng giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn tại Nghệ An. Ảnh: NVCC.

PV: Ông cho rằng sự đam mê, khát vọng của các nhà khoa học đang là vấn đề đáng suy nghĩ hiện nay. Nhưng đương nhiên, chúng ta không thể kêu gọi sự đam mê, tận hiến khi họ phải sống khó khăn, chật vật. Những năm qua, nhiều đơn vị nghiên cứu trong ngành nông nghiệp cũng than phiền rất nhiều về điều này, thưa ông?

GS.TS Nguyễn Văn Tuất: Những năm qua, các nhà khoa học cứ than đói khổ tôi thấy cũng không hẳn. Thực tế thì những nhà khoa học có trình độ, có tâm huyết thực sự, chịu khó, lăn lộn với công việc họ vẫn đang sống tốt với năng lực, với kết quả nghiên cứu, thành quả lao động khoa học của mình.

Các cán bộ nghiên cứu ở các viện họ cứ kêu đói khổ, nhưng rất nhiều người vẫn có nhà ở thành phố, có xe ô tô riêng để chạy đấy thôi! Vì thế nói cán bộ nghiên cứu nghèo thì cũng chả phải. Vấn đề là anh có chịu khó lăn lộn, có làm một cách nghiêm túc với công việc, có chịu tích lũy kinh nghiệm, có chịu tư duy, mày mò để sáng tạo, phát triển không mà thôi.

Làm khoa học hay làm gì thì cũng thế thôi, chả có ai bắt tay vào làm cái gì là được ngay, thắng ngay cả. Nhất là với làm khoa học về nông nghiệp thì lại càng phải bền bỉ, càng phải đặt ra cho mình những kế hoạch, chiến lược cho bản thân. Có những nghiên cứu, có khi phải 5 năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa mới thành công, mới có sản phẩm, chứ không thể nào làm cái là ra sản phẩm, có kết quả tốt được ngay.

Làm khoa học ngành nông nghiệp đòi hỏi sự lao động bền bỉ, không phải ngày một ngày hai là có được thành quả. Ảnh: TĐ.

Làm khoa học ngành nông nghiệp đòi hỏi sự lao động bền bỉ, không phải ngày một ngày hai là có được thành quả. Ảnh: TĐ.

Cán bộ nghiên cứu trẻ ở các viện bây giờ không thể nói là khổ được. Họ làm đề tài thì phải có tiền, có kinh phí, có xe cộ đàng hoàng họ mới làm đấy chứ, có ai làm đề tài cho viện mà phải bỏ tiền túi hay làm mà không cần phải tiền đâu?

Vấn đề ở đây là họ có chịu phát huy điều kiện, nguồn lực mà nhà nước đã đầu tư để phát huy năng lực, để miệt mài nghiên cứu, để đầu tư chất xám và vươn lên về kiến thức hay không mà thôi.

Các nhà khoa học lớn, nhất là trong nông nghiệp đều phải gắn với thực tế, phải đi thực tế. Anh không sống với thực tế, không lăn ra để mày mò, để thí nghiệm, để điều chỉnh trong quá trình nghiên cứu thì không thể nào thành công cả.

PV: Nhiều đơn vị nghiên cứu của ngành nông nghiệp lâu nay kêu khó rằng thiếu cán bộ có năng lực, bị “chảy máu chất xám” do cán bộ, nhất là cán bộ trẻ bỏ việc ra làm ngoài. Theo ông, việc họ bỏ các viện nghiên cứu để ra đi có phải do thu nhập thấp, đời sống khó khăn quá hay không?

GS.TS Nguyễn Văn Tuất: Thực chất thì những năm qua, ở các viện nghiên cứu cũng đã và đang có những cuộc sàng lọc, hoặc tự sàng lọc. Có những cán bộ họ thấy không phù hợp với môi trường nghiên cứu, họ cũng tự mình chuyển sang nghề khác, hoặc chuyển ra làm ở các đơn vị, doanh nghiệp bên ngoài, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất cho rằng, nên xem việc cán bộ khoa học trẻ bỏ viện nghiên cứu ra làm ngoài làm việc là điều hết sức bình thường. Ảnh: LB.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất cho rằng, nên xem việc cán bộ khoa học trẻ bỏ viện nghiên cứu ra làm ngoài làm việc là điều hết sức bình thường. Ảnh: LB.

Tôi cho rằng đây cũng là việc hết sức bình thường. Bởi cán bộ nghiên cứu bỏ các viện ra làm cho doanh nghiệp, thậm chí làm cho doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đi chăng nữa họ cũng đang đóng góp trí tuệ, sức lao động, chất xám khoa học của mình cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, cho ngành nông nghiệp của Việt Nam nói riêng mà thôi, chứ họ có chuyển hẳn ra nước ngoài đâu mà chúng ta sợ bị “chảy máu chất xám”?

Trong cơ chế thị trường, cứ để tự bản thân nó tác động tới hoạt động khoa học, và nhà khoa học cũng phải tự đào thải. Ai sống được ở các viện nghiên cứu thì trước hết buộc phải làm thực chất, có trách nhiệm, làm ra làm. Ai không trụ lại được cứ để họ tự tìm cho mình con đường khác.

Thiết nghĩ cơ quan quản lý trực tiếp các đơn vị nghiên cứu, bản thân các đơn vị nghiên cứu cũng phải có cơ chế giám sát, kiểm tra, thẩm định, đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu nhằm đảm bảo chất lượng thực sự của công trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, cũng cần cho phép cơ chế điều chỉnh linh hoạt các đề tài nghiên cứu ngay trong quá trình thực hiện, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, phát huy được hiệu quả tốt nhất, đừng cứng nhắc, bởi có điều chỉnh đề tài trong quá trình triển khai thì tiền của nhà nước cũng không mất đi đâu mà sợ.

Cần có những điều chỉnh linh hoạt hơn nữa trong quá trình triển khai các đề tài nghiên cứu để cho ra kết quả tốt nhất. Ảnh: LB.

Cần có những điều chỉnh linh hoạt hơn nữa trong quá trình triển khai các đề tài nghiên cứu để cho ra kết quả tốt nhất. Ảnh: LB.

Chú trọng hơn cho nghiên cứu cơ bản

Những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học cũng đã có những cơ chế đổi mới, vừa tạo thuận lợi, linh hoạt và phát huy hiệu quả tốt hơn, ví dụ như cơ chế đấu thầu đề tài, tuyển chọn đề tài, tuyển chọn đề tài trực tiếp…

Tuy nhiên, cơ chế phân cấp quản lý đề tài từ trên xuống dưới vẫn cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh để làm sao đảm bảo việc lựa chọn đề tài, cơ chế đấu thầu đề tài nhằm lựa chọn được cơ quan, đơn vị, nhà khoa học có tâm huyết để triển khai đề tài nghiên cứu. Đây là vấn đề cần phải có những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể.

Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, đề xuất mới trong việc tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên nguồn lực hơn nữa cho mảng nghiên cứu cơ bản của ngành nông nghiệp.

Thực chất, nghiên cứu cơ bản trong nông nghiệp không hoàn toàn mang tính hàn lâm, mà chỉ là nghiên cứu cơ bản làm nền tảng trực tiếp cho nghiên cứu ứng dụng. Vì vậy, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng thực tế nên rà soát để nhóm gọn lại, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với nhau.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất cho rằng, cần ưu tiên nguồn lực hơn nữa cho nghiên cứu cơ bản, song hành với khoa học ứng dụng. Ảnh: LB.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất cho rằng, cần ưu tiên nguồn lực hơn nữa cho nghiên cứu cơ bản, song hành với khoa học ứng dụng. Ảnh: LB.

Trước kia, khi đất nước chúng ta chưa chuyển sang cơ chế thị trường, khoa học công nghệ thế giới chưa tràn vào như hiện nay, và trong bối cảnh nguồn lực kinh tế dành cho nghiên cứu khoa học lúc ấy còn rất khó khăn, chúng ta vẫn phải duy trì song song giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

Nhờ sự gắn kết giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, các tiến bộ khoa học công nghệ đã được đưa ra phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp tại chỗ ở nước ta, giúp đất nước tự vượt qua được vô vàn khó khăn trong chiến tranh cũng như trong suốt thời kỳ bị cấm vận, nhất là đối với các vật tư đầu vào cho ngành nông nghiệp.

Việc chú trọng giành nguồn lực cho các nghiên cứu cơ bản, sẽ giúp chúng ta chủ động đáp ứng được các yêu cầu tại chỗ trong mọi tình huống, các sự cố của ngành.

Ví dụ khi một sâu bệnh hại mới bùng phát, nếu không có những nghiên cứu cơ bản, chúng ta sẽ không thể tự mình đưa ra được những phương án phòng trừ, dập dịch hiệu quả, mà sẽ phải đi thuê chuyên gia nước ngoài hết sức bị động, chưa nói tới việc thuê chuyên gia nước ngoài hiện nay không phải dễ và hết sức tốn kém…

(GS.TS Nguyễn Văn Tuất)

Theo Lê Bền (thực hiện)/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/khat-vong-cua-nha-khoa-hoc-la-van-de-can-phai-suy-nghi-d295572.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay22,157
  • Tháng hiện tại928,259
  • Tổng lượt truy cập90,991,652
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây