Học tập đạo đức HCM

Nhiều biện pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản ở Lào Cai

Thứ ba - 29/06/2021 05:56
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nông sản khó tiêu thụ, Lào Cai đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản cả trong nước và xuất khẩu.

Nông sản Si Ma Cai tiêu thụ gặp khó

Si Ma Cai có tổng diện tích cây ăn quả ôn đới gần 1.000ha, trong đó có hơn 300ha cho thu hoạch. Diện tích cây ăn quả ôn đới bao gồm cây lê xanh, Lê VH6 trên 120ha và mận Tả van 180ha được trồng hầu hết ở các địa phương trong huyện. Các địa phương có diện tích lớn là Quan Hồ Thẩn, Lùng Thẩn, Sán Chải,… Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, sản lượng năm nay sẽ tăng cao hơn so với năm trước, chất lượng, mẫu mã quả tốt, đem lại giá trị kinh tế cao.

simacai.jpg
 
Nhiều loại nông sản ở Si Ma Cai được mùa nhưng tiêu thụ chậm
 

Do thu hoạch diễn ra đúng vào thời điểm đại dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và nhiều địa phương trên cả nước, nên thị trường tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Giá mận Tả van giảm sâu, dao động từ 30.000 - 60.000 đồng/kg (giảm 50% so với năm trước). Trong khi đó, giá Lê tai nung có giá dao động từ 10.000 - 30.000 đồng/kg tùy vào kích cỡ.

Si Ma Cai đang tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ nông sản giúp cho người dân; chủ động thêm nhiều phương án tiêu thụ online và trên một số sàn giao dịch điện tử.

Mường Khương xây dựng nhà máy chế biến để tạo liên kết sản xuất

Mường Khương có nhiều loại cây trồng hàng hóa của tỉnh với diện tích, quy mô lớn như chuối, dứa, chè… Thoát khỏi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, người dân địa phương đã từng bước tiếp cận với sản xuất tập trung theo quy trình, kỹ thuật của các bên thu mua.

Loại cây trồng hàng hóa đầu tiên của Mường Khương là cây chè. Trong quá trình sản xuất chè, nông dân trực tiếp tham gia canh tác, chăm sóc, thu hái, thành quả là chè búp tươi nguyên liệu. Chè búp tươi được thu mua, chế biến bởi doanh nghiệp theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm được ký kết hằng năm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hợp đồng sản xuất sẽ ràng buộc về quy trình kỹ thuật, theo dõi, giám sát việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và ràng buộc về giá thành thu mua. Mối liên kết sản xuất này đã hình thành và phát huy hiệu quả qua hàng chục năm, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng chè.

Để đảm bảo công bằng trong sản xuất, tăng tính cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm, các doanh nghiệp chế biến chè được thu hút đầu tư xây dựng thêm nhà máy. Năm 2020, thêm 1 nhà máy chè được đầu tư xây dựng, nâng tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất chè tại Mường Khương lên 4 đơn vị. Việc gia tăng sự cạnh tranh đã giúp giá chè búp tươi có thời điểm lên đến 9.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg.

nmay.jpg
Dứa đóng hộp xuất khẩu của Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Lùng Vai. 

Ngoài cây chè, còn có các sản phẩm như chuối, dứa, quýt, gạo Séng cù, ngô ngọt, rau trái vụ… đang từng bước liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia bao tiêu, một số sản phẩm được sơ chế, chế biến sâu.

Chủ tịch UBND huyện Mường Khương Lê Ngọc Dương cho biết: Trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, người dân chỉ thực hiện được một nửa, mới tạo ra sản phẩm nông nghiệp thô. Để tăng giá trị từ sản xuất nông nghiệp, phải có sơ chế, chế biến và sự tham gia của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất hàng hóa. Khi tham gia liên kết với người dân, doanh nghiệp có thể hỗ trợ kỹ thuật, giống, phân bón, kiểm soát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra.

Có 30 loại nông sản lên sàn

Lào Cai hiện có 30 sản phẩm nông sản thực hiện giao dịch lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Đây là sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên cung cấp các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của Việt Nam, được sáng lập bởi Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam và vận hành bởi Công ty Phát hành báo chí Trung ương.

Các sản phẩm đã thực hiện giao dịch trên sàn Postmart.vn đều là các loại nông sản an toàn, đạt sao OCOP như: gạo Séng cù, tinh bột nghệ, tương ớt Mường Khương, miến đao Thành Sơn, mận Tam hoa Bắc Hà… Sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Lào Cai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực cũng như những đóng góp từ phía khách hàng, từ đó có những thay đổi, để đáp ứng tốt nhất theo nhu cầu thị trường.

man-tam-hoa.jpg
Mận tan hoa Bắc Hà trên sàn Postmart.vn luôn thông báo cháy hàng.

Hiện, bưu điện tỉnh và các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đưa các sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm đạt sao OCOP của Lào Cai lên sàn giao dịch Postmart.vn. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đang thực hiện kết nối để đưa các sản phẩm tươi sống của Lào Cai lên sàn giao dịch điện tử Postmart.vn như: Cá nước lạnh, các sản phẩm chế biến từ cá Hồi và Lê VH6...

Tự tạo ra cơ hội

Với “Tuần lễ giao thương, xúc tiến tiêu thụ mận tam hoa Bắc Hà, vải thiều Bắc Giang và xoài Sơn La” giữa tháng 6 tại thành phố Lào Cai đã giới thiệu và tiêu thụ một lượng lớn nông sản của 3 tỉnh đến với người dân.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh: Ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản, tỉnh cũng rất chú trọng đến thị trường nội địa. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức Tuần lễ tiêu thụ nông sản đặc hữu, với kỳ vọng giúp người dân có thể thưởng thức những sản phẩm chất lượng. Đối với các nông sản của Lào Cai, tỉnh đã liên kết với các siêu thị trong nước và đưa lên các sàn thương mại điện tử, đồng thời xúc tiến tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh.

Theo Sở Công Thương, đã có hơn 122 tấn mận, vải, xoài được tiêu thụ trong "Tuần lễ giao thương xúc tiến tiêu thụ mận tam hoa Bắc Hà, vải thiều Bắc Giang và xoài Sơn La".

Có thể thấy, việc tổ chức tuần lễ giao thương, xúc tiến tiêu thụ nông sản đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội tỉnh, qua đó hỗ trợ người trồng mận, vải thiều, xoài của 3 tỉnh tiêu thụ sản phẩm trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Đây cũng là cơ hội hình thành các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp 3 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Sơn La kết nối và phát triển thị trường, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Theo Vân Nhi/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/nhieu-bien-phap-xuc-tien-tieu-thu-nong-san-o-lao-cai-post43524.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại913,707
  • Tổng lượt truy cập90,977,100
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây