Học tập đạo đức HCM

Nở rộ phong trào sản xuất dưa lưới, dưa vàng trong nhà màng

Thứ ba - 27/10/2020 19:46
Trong vòng 2 năm, người dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhân rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sạch trong nhà màng từ 2.000 m2 lên hơn 21.000 m2.

Thu hơn 150 triệu đồng/600 m2 đất

Năm 2017, trên địa bàn huyện Thạch Hà khởi phát phong trào áp dụng công nghệ nhà màng vào sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm chủ lực vụ đông của huyện như: rau, củ, quả trước đây làm ngoài trời rủi ro cao thì nay hoàn toàn đảm bảo “ăn chắc”, hiệu quả kinh tế tăng lên gấp hàng chụclần so với sản xuất truyền thống.

Sản xuất dưa lưới trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Thạch Hà. Ảnh: Thanh Nga.

Sản xuất dưa lưới trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Thạch Hà. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Dương Đình Thắng, thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn ứng dụng công nghệ nhà màng vào sản xuất với diện tích 300 m2. Đối tượng sản xuất gia đình lựa chọn là dưa lưới, dưa vàng, hoa. Sau 2 năm thu hoạch thắng lợi, đầu năm 2020 ông Thắng mở rộng diện tích lên 600 m2; tổng chi phí đầu tư hết khoảng 180 triệu đồng.

Ngoài phát triển sản xuất theo công nghệ nhà màng, trong những năm qua huyện Thạch Hà cũng đã dành kinh phí hỗ trợ, khuyến khích thực hiện có hiệu quả 34 vùng sản xuất rau củ quả theo hướng VietGAP, với diện tích hơn 92 ha; đồng thời, thành lập mới 5 vùng, diện tích hơn 26 ha.

“Ngày trước khi chưa có nhà màng diện tích đất này chủ yếu bỏ hoang hoặc trồng một ít gốc đào bán vào dịp tết, lợi nhuận chẳng đáng là bao. Sau khi áp dụng công nghệ nhà màng vào sản xuất, mưa gió cũng sản xuất được, tiết kiệm công lao động nhờ hệ thống tưới tự động; sản phẩm thu hoạch an toàn vì không phun thuốc BVTV.

Đối với hiệu quả kinh tế, một năm gia đình tôi làm 2 vụ dưa lưới, dưa vàng và một vụ hoa cúc, tổng thu nhập ước đạt hơn 150 triệu đồng”, ông Thắng chia sẻ.

Cùng chung đánh giá như ông Thắng, ông Trần Văn Đàn, thôn Xuân Sơn khẳng định, việc đưa công nghệ nhà màng vào sản xuất nông nghiệp đã tăng sức chống chịu cho cây trồng với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; hạn chế sự tấn công của dịch hại, côn trùng gây bệnh.

Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, mới sản xuất được 3 vụ, tuy nhiên 800 m2 nhà màng sản xuất dưa lưới, dưa vàng đã đem lại thu nhập hơn 150 triệu đồng cho gia đình ông Đàn.

Ngoài trồng dưa vàng, dưa lưới, gần đây, người dân Thạch Hà còn hướng tới trồng rau sạch trong nhà màng, mục đích là hạn chế hư hỏng sản phẩm vào mùa mưa; giảm công chăm sóc; hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV.

Bước đầu, trên địa bàn xã Thạch Xuân đã có một số hộ xây dựng nhà màng, chuẩn bị xuống giống các loại rau vụ đông như rau cải, bắp cải, su hào, xà lách,…

Hỗ trợ 100.000đ/m2

Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết, với những hiệu quả bước đầu công nghệ nhà màng đem lại, vừa qua HĐND huyện Thạch Hà đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống nhà màng đảm bảo theo thiết kễ mẫu do UBND huyện ban hành để làm vườn ươm giống cây ăn quả hoặc sản xuất các loại rau củ quả thực phẩm có giá trị kinh tế cao; quy mô tối thiểu từ 200 m2 trở lên.

Theo đó, các mô hình được hỗ trợ 100.000 đồng/m2 cùng với chi phí xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

Sản phẩm được chú trọng sản xuất trong nhà màng là dưa lưới, dưa vàng và rau, củ, quả. Ảnh: Thanh Nga.

Sản phẩm được chú trọng sản xuất trong nhà màng là dưa lưới, dưa vàng và rau, củ, quả. Ảnh: Thanh Nga.

“Đến thời điểm này huyện đã hỗ trợ 40 hộ dân xây dựng nhà màng với tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng. Từ hiệu quả bước đầu, tính lan tỏa của mô hình được người dân tiếp nhận, nhân rộng liên tục. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp trong nhà màng trong toàn huyện đã tăng từ 2.000 m2 lên 21.000 m2, ở 48 hộ dân thuộc các xã Nam Điền, Thạch Xuân, Thạch Long, Thạch Sơn, Thạch Đài, Tượng Sơn, Thạch Khê...”, ông Sáu phấn khởi nói.

Theo kế hoạch, từ nay đến 2023 huyện Thạch Hà phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất rau, củ, quả trong nhà màng lên đạt 30.000 m2 và giữ ổn định diện tích trong các năm tới để tránh mất cân đối cung - cầu. Vùng quy hoạch phát triển chủ yếu thuộc các xã Lưu Vĩnh Sơn, Nam Điền, Thạch Khê, Thạch Long, Thạch Lạc, Tượng Sơn, Tân Lâm Hương.

Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại875,181
  • Tổng lượt truy cập90,938,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây