Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ, khó làm nhưng dễ tiêu thụ

Chủ nhật - 24/10/2021 00:57
Đến nay, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp hữu cơ, hữu cơ, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đều dễ tiêu thụ.
Trồng bưởi theo mô hình hữu cơ giúp người nông dân ở Tuyên Quang dễ tiêu thụ hơn so với mô hình thông thường. Ảnh: Đào Thanh.

Trồng bưởi theo mô hình hữu cơ giúp người nông dân ở Tuyên Quang dễ tiêu thụ hơn so với mô hình thông thường. Ảnh: Đào Thanh.

Bà Đỗ Thị Thanh, thôn Yên Sở, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn trồng 1ha bưởi, gần 1ha cam theo mô hình hữu cơ được năm thứ 3. Bà đang làm thủ tục để vườn bưởi của gia đình mình được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Làm nông nghiệp hữu cơ sản phẩm cam, bưởi của gia đình bà Thanh mã không đẹp bằng mô hình thông thường, nhưng cho độ ngọt đồng đều, đảm bảo chất lượng, quan trọng nhất khi ăn những trái cây từ mô hình, người tiêu dùng yên tâm tuyệt đối về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vậy, làm nông nghiệp hữu cơ các sản phẩm của bà bán ra cũng thuân tiện hơn. Nhất là với những khách hàng đặt làm quà biếu hay mua các mã lớn phục vụ hội nghị, tiệc lớn.

Thế nhưng bà Thanh tính toán, nếu trồng theo mô hình thông thường, lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, người trồng chỉ cần bán giá 7.000 đ/quả đã hòa vốn, còn mô hình hữu cơ phải bán 10.000 đồng/quả thì người trồng mới hòa vốn.

Trên thực tế, hiện nay nhu cầu sử dụng bưởi hữu cơ chuyển đổi tại thị trường Tuyên Quang còn thấp. Người dân vẫn còn nặng tâm lý muốn mua sản phẩm giá rẻ và chưa chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, quy mô làm bưởi hay cây ăn quả theo hướng hữu cơ ở Tuyên Quang còn nhỏ, việc kết nối tiêu thụ với các đối tác lớn, lâu dài chưa có cũng là thách thức.

Bẫy ruồi bằng phương pháp thủ công trên các vườn bưởi. Ảnh: Đào Thanh.

Bẫy ruồi bằng phương pháp thủ công trên các vườn bưởi. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình ông Trần Khắc Dũng, thôn Soi Tiên, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn cũng thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn theo hướng hữu cơ được gần 3 năm nay. Năm 2018, được sự hỗ trợ của Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, ông Dũng tham gia lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp chuyển đổi hữu cơ.

Quá trình học, ông Dũng thấy lạm dụng phân bón và thuốc hóa học tổn hại nặng nề cho sức khỏe của mình và người tiêu dùng. Bởi vậy, ông quyết tâm theo đuổi mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Ông Dũng cho biết, nguồn phân bón cho cây trồng giờ ông đã tự ủ từ đỗ tương, cá; nguồn chất thải từ chăn nuôi; thuốc trừ sâu, bệnh được pha chế từ tỏi, ớt, gừng, rượu. Chi phí phục hồi lại đất và sử dụng quy trình chăm sóc hữu cơ tốn kém và mất công hơn thông thường, nhưng bù lại là an toàn cho cả người làm vườn và người tiêu dùng.

Về lâu dài, sản xuất hữu cơ sẽ bảo vệ được đất đai và mạch nước ngầm. Chuyển đổi sang hướng sản xuất hữu cơ, chất lượng bưởi cũng được người tiêu dùng đánh giá ngon, ngọt hơn, vì thế được giá hơn. Năm 2020 với 180 cây, tính bình quân trên 100 quả/cây, ông bán được hơn 300 triệu đồng.

Làm nông nghiệp hữu cơ tuy cho mã không đẹp bằng mô hình trồng thông thường nhưng chất lượng và được giá hơn. Ảnh: Đào Thanh.

Làm nông nghiệp hữu cơ tuy cho mã không đẹp bằng mô hình trồng thông thường nhưng chất lượng và được giá hơn. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Yên Sơn cho biết, so với làm nông nghiệp truyền thống, hễ cây sâu bệnh thì phun thuốc, cây còi cọc bón phân hóa học thì làm nông nghiệp hữu cơ sẽ mất nhiều công sức hơn.

Câu chuyện làm nông nghiệp hữu cơ đang là một trong những khó khăn với người nông dân ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Bởi đất ở đây nhiều năm qua người dân sử dụng quá nhiều hóa chất, phân hóa học nên muốn đất sạch phải có công cuộc cải tạo lại.

 Khuyến khích người dân mở rộng phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, Phòng Nông nghiệp huyện Yên Sơn cũng như chính quyền tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ giúp đỡ người nông dân tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác chăm sóc cây trồng, cải tạo đất; phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học nâng cao trình độ sản xuất cho bà con; có chiến lược quy hoạch vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.

Năm 2021, huyện Yên Sơn đã và đang tiếp tục triển khai 4 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Gồm các mô hình như: Mô hình sản xuất chè của HTX chè Sử Anh; mô hình chè của HTX Sản xuất Chế biến chè Kim Quan; mô hình bưởi hữu cơ của HTX Nông lâm nghiệp Xuân Vân; mô hình sản xuất bưởi hữu cơ của HTX Trái cây hữu cơ Phúc Ninh...

Các mô hình này đều được chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn hỗ trợ chuyển đổi sản xuất hữu cơ; hỗ trợ chuyển ứng dụng công nghệ và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ lãi xuất vốn vay và hỗ trợ đưa sản phẩm vào siêu thị.

Theo Đào Thanh - Đồng Thưởng/nongnghiep.vn
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/nong-nghiep-huu-co-kho-lam-nhung-de-tieu-thu-d305868.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập420
  • Hôm nay42,390
  • Tháng hiện tại747,503
  • Tổng lượt truy cập90,810,896
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây