Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Quảng Nam chuyển mình

Thứ sáu - 02/10/2020 01:01
Với nhiều cơ chế, chính sách để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Sau 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến rõ nét. Nếu như năm 2015, giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, thủy sản là 5.980 tỷ thì đến năm 2019 là 7.235 tỷ, ước tính năm 2020 đạt 7.350 tỷ, tốc độ tăng bình quân đạt 4,21%/năm .

Nhiều diện tích lúa kém hiệu quả ở Quảng Nam được chuyển qua cây trông khác để tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Ảnh: L.K.

Nhiều diện tích lúa kém hiệu quả ở Quảng Nam được chuyển qua cây trông khác để tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Ảnh: L.K.

Trong cơ cấu nội bộ ngành giảm tương đối tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản. (năm 2015: Nông nghiệp, Lâm nghiêp, Thủy sản tương ứng: 63,76%, 7,88%, 28,36%, năm 2019: 59,89%, 10,47%, 29,64% ).

Trong lĩnh vực trồng trọt, những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là những diện tích lúa kém hiệu quả, góp phần tăng giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác: từ 75,3 triệu đồng/ha năm 2015, năm 2019 đạt khoảng 88 triệu đồng/ha, dự kiến năm 2020 đạt 92 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, tỉnh này cũng chú trọng đến việc thực hiện liên kết sản xuất. Hiện tại, toàn tỉnh có hơn 140 cánh đồng lớn, với 6.000 ha (giống lúa, ngô, đậu xanh, lạc, ớt, dưa hấu...), hiệu quả kinh tế tăng từ 20- 30% so với sản xuất đại trà.

Tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch các vùng trồng sâm Ngọc Linh ở khu vực miền núi, phát triển kinh tế dưới tán rừng. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch các vùng trồng sâm Ngọc Linh ở khu vực miền núi, phát triển kinh tế dưới tán rừng. Ảnh: L.K.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt, phương thức chăn nuôi tập trung phát triển, số lượng cơ sở chăn nuôi lớn tăng dần. So với năm 2015, toàn tỉnh tăng thêm hơn 178 cơ sở chăn nuôi tập trung, tăng 37%.

“Quảng Nam cũng đã thực hiện việc liên kết sản xuất trong chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh có 69 cơ sở chăn nuôi gia công gà thịt và heo thịt cho Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam và Cty CP Thái Việt Swine line, người chăn nuôi chủ động được một số khâu đầu vào, giảm chi phí đầu tư ban đầu, năng suất, sản lượng và giá bán sản phẩm ổn định; trình độ quản lý, kỹ thuật được nâng lên, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm”, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết.

Đối với thủy sản, đến năm 2019 sản lượng khai thác của toàn tỉnh Quảng Nam tăng 1,14 lần so năm 2016. Tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ đạt gần 45%, cơ cấu nghề có sự dịch chuyển theo đúng định hướng, các nghề khai thác xa bờ như: nghề lưới vây, câu mực, chụp mực tăng mạnh, các nghề mành, trủ, vó ven bờ có xu hướng giảm.

Đánh bắt hải sản phát triển theo mục tiêu giảm số lượng tàu cá có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ, nâng cao năng lực khai thác và hiệu quả đánh bắt xa bờ, tổng số tàu xa bờ của tỉnh (≥15m) 748 chiếc.

Ngoài ra, diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định. Tổng diện tích nuôi hàng năm từ 6.500 - trên 8.000 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản có tăng qua các năm (năm 2016 là 20.050 tấn đến năm 2019 tăng lên 27.300 tấn).

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh Quảng Nam cũng rất chú trọng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, đã tiếp nhận và triển khai thực hiện nhiều dự án, chương trình, phát triển rừng, trồng rừng và trồng rừng trong nhân dân. Thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng hơn 1.968.438 lượt ha, thông qua các hình thức giao khoán như giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư, tổ đội quản lý bảo vệ rừng. Diện tích rừng trồng mới tập trung bình quân trên 18.300 ha/năm.

Độ che phủ rừng tăng hằng năm, năm 2019 đạt 59,44% (năm 2015 là 51,5%). Khối lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng nhanh, năm 2019 đạt khoảng 1.320.000 m3 (năm 2015: 844.060 m3); không chỉ người trồng rừng làm giàu, mà nghề rừng giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động trong các khâu trồng, khai thác; trồng rừng sản xuất đã cùng với phát triển cây dược liệu đã mở ra một hướng giảm nghèo cho cư dân vùng núi.

Đặc biệt với khu vực miền núi, thông qua việc bố trí lại dân cư, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch thành các vùng sản xuất các loại cây đặc trưng như cây sâm Ngọc Linh, quế Trà My và các loại cây dược liệu đẳng sâm, ba kích, sa nhân...

Theo Lê Khánh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,046,583
  • Tổng lượt truy cập91,109,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây