Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp trách nhiệm nhìn từ sức khỏe cây trồng

Thứ tư - 07/07/2021 02:33
Xây dựng một nền nông nghiệp có trách nhiệm là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đặt ra ngay trong những ngày đầu nắm cương vị 'tư lệnh' ngành nông nghiệp.

Ông nói: "Cần cho cả thế giới hiểu rằng nông nghiệp Việt Nam là một ngành có trách nhiệm, đầu tiên là với các chuẩn mực quốc tế, sau đó là hướng tới người tiêu dùng. Việt Nam cần thể hiện quan điểm về một hình ảnh mang tầm vóc quốc gia".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (áo sọc xanh) thăm mô hình sản xuất lúa tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội hồi đầu tháng 6/2021. Ảnh: Bảo Thắng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (áo sọc xanh) thăm mô hình sản xuất lúa tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội hồi đầu tháng 6/2021. Ảnh: Bảo Thắng.

Trong những phát biểu sau đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cắt nghĩa dần "nông nghiệp trách nhiệm". Theo ông, nền nông nghiệp truyền thống đang biến chuyển mạnh mẽ, không chỉ dừng ở mức cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa mà còn tiến đến nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp trách nhiệm.

Trách nhiệm ở đây, đầu tiên là từ chính phía người sản xuất. Mỗi hộ nông dân, hợp tác xã cần tuân thủ quy trình sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và truy xuất được nguồn gốc.

"Mỗi sản phẩm nông nghiệp cần kể được một câu chuyện về mình, nâng cao trải nghiệm cho người mua. Phải làm sao để khi sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng thấy được cam kết, trách nhiệm của cả ngành nông nghiệp lẫn toàn xã hội", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Trách nhiệm ấy có thể cảm nhận rõ thông qua chiến lược quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp mà Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) sắp triển khai.

Xuất phát từ nhiều vấn đề nông nghiệp Việt Nam đang vấp phải, như: Xuất khẩu lớn về lượng nhưng giá bán thấp, dư lượng hóa chất và kháng sinh thường bị dò xét khi bước vào thị trường tiêu chuẩn, việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả còn hạn chế… Bộ NN-PTNT nhận thấy cần một giải pháp tổng thể, mang tính toàn diện để giải quyết thêm cả những nguy cơ từ biến đổi khí hậu, dịch hại thực vật di cư xuyên biên giới hay suy thoái môi trường.

Nông dân tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bao quả cho cây xoài phòng trừ sâu hại, giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh hại và tồn dư thuốc BVTV. Ảnh: Bảo Thắng.

Nông dân tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bao quả cho cây xoài phòng trừ sâu hại, giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh hại và tồn dư thuốc BVTV. Ảnh: Bảo Thắng.

Khái niệm "Một sức khỏe" (One Health - OH) được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đề ra khung chiến lược từ năm 2008, nhằm giải quyết một loạt tồn tại trên. FAO tin rằng, cần hội tụ sức mạnh từ nhiều ngành mới đủ sức phòng ngừa, giảm thiểu mối đe dọa đến sức khỏe con người - môi trường - động vật - cây trồng. Nhờ sự quyết liệt của FAO, năm 2020 đã được Liên hợp quốc chọn là năm sức khỏe cây trồng.

"Nội hàm của sức khỏe cây trồng (Plant Health - PH) là quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhưng ở góc nhìn rộng hơn", Phó Cục trưởng Cục BVTV, ông Nguyễn Quý Dương chia sẻ. Theo ông Dương, sức khỏe cây trồng là một thông điệp mới, nhằm đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm với thế giới. Trên cơ sở những gì IPM đã làm, ngành nông nghiệp sẽ lồng ghép thêm sức khỏe con người, những tác động lên hệ sinh thái, sức khỏe đất và nhiều yếu tố khác.

Trên thế giới, một số ít các quốc gia tiếp cận với khái niệm này, trong đó nổi bật có Australia và Hà Lan. Tại Đông Nam Á, sức khỏe cây trồng gần như còn xa lạ với đại bộ phận các nước. "Việt Nam cần phấn đấu trở thành ngọn cờ tiên phong trong phong trào này", Phó Cục trưởng Nguyễn Quý Dương nhấn mạnh.

Từ năm 1992, được sự giúp đỡ của FAO, chương trình IPM đã được giới thiệu tại Việt Nam, tổ chức thành công trên diện rộng, triển khai có hiệu quả trên nhiều cây trồng chủ lực như lúa, bông, rau màu và cây ăn quả...

Ngoài ra, chương trình IPM còn mở rộng các mô hình canh tác gắn liền với ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất như ba giảm ba tăng, một phải năm giảm, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), kỹ thuật gieo sạ né rầy, sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý sinh vật gây hại...

Trồng rau trong nhà màng tại một hợp tác xã thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Ảnh: Bảo Thắng.

Trồng rau trong nhà màng tại một hợp tác xã thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Ảnh: Bảo Thắng.

Sức khỏe cây trồng (PH) là cách tiếp cận mới, phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, và được Bộ NN-PTNT xem là một trong những trụ cột để tiếp cận OH (One Health) mà FAO đề ra.

Giải quyết được PH, ngành nông nghiệp sẽ quản lý toàn diện được các vấn đề về dịch hại, an toàn thực phẩm và chất lượng hệ sinh thái. Nó cũng khớp với chủ trương của ngành, là tạo một đầu ra duy nhất đúc kết cả quá trình. Với Cục BVTV, trước có mã số vùng trồng và giờ thêm sức khỏe cây trồng.

"Trong đất có hệ thống vi sinh vật phong phú, gắn kết chặt chẽ với cây trồng, như máu với cơ thể. Sức khỏe cây trồng cần được xem như một mắt xích trong chuỗi liên kết với khí hậu, đất, con người, động vật. Muốn bảo vệ sức khỏe cây trồng, chúng ta phải tác động đến tổng thể", Phó Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Quý Dương bày tỏ.

Với ngành BVTV, đối tượng của nông nghiệp trách nhiệm trước đây dừng ở phân bón, các chế phẩm sinh học, thì nay mở rộng sang sức khỏe cây trồng. Trên cơ sở tham mưu của Cục BVTV, Bộ NN-PTNT phê chuẩn dự án "Hỗ trợ xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp" (IPHM). Mục tiêu là tăng cường an ninh lương thực, bền vững môi trường, an toàn thực phẩm thông qua tăng năng lực của hệ thống BVTV.

Xây dựng chiến lược quốc gia về sức khỏe cây trồng

Dự án IPHM được chia làm ba phần cùng ba đầu ra dự kiến. Phần một, là xây dựng chiến lược quốc gia về sức khỏe cây trồng, trong đó lồng ghép các vấn đề an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý dịch hại xuyên biên giới.

Phần hai, là xây dựng chiến lược quốc gia về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (NP-IPHM) giai đoạn 2021-2025, trong đó lồng ghép an toàn thực phẩm, quản lý dịch hại và rủi ro do thuốc BVTV gây ra. Phần cuối, là huấn luyện giảng viên và cán bộ liên quan hỗ trợ NP-IPHM.

Với vai trò là đơn vị đầu mối, Cục BVTV sẽ phối hợp với FAO và Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) đảm bảo dự án đúng tiến độ. Cục cũng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc bàn giao kết quả dự án theo đúng yêu cầu, chịu trách nhiệm trước Bộ về điều phối và tham gia đầy đủ của các bên liên quan tới thực hiện dự án.

Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung cho biết dự án nâng cao sức khỏe cây trồng triển khai từ tháng 7/2021. "Nâng cao sức khỏe cây trồng là kế hoạch dài hơi của ngành nông nghiệp. Đây là một chương trình sát với người dân, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường cũng như sản phẩm đầu ra", ông Trung đánh giá.

Theo Bảo Thắng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-nghiep-trach-nhiem-nhin-tu-suc-khoe-cay-trong-d296067.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay24,226
  • Tháng hiện tại1,070,251
  • Tổng lượt truy cập91,133,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây