Học tập đạo đức HCM

Ông nông dân trẻ tỉnh Bình Dương nuôi loài tôm gì mà được UBND tỉnh tặng danh hiệu nghệ nhân nghề cá cảnh?

Thứ sáu - 19/02/2021 18:46
Chúng tôi vừa có dịp đến thăm trại nuôi tôm giống của anh Nguyễn Trọng Dương, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương). Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một bức tranh đa sắc màu với sự lung linh huyền ảo từ những hồ kính nuôi tôm cảnh nơi đây.

Đam mê nuôi cá cảnh, tôm cảnh

Với sự đam mê bất tận đối với nghề nuôi cá cảnh, anh Nguyễn Trọng Dương, Phó Chủ tịch Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương, tham gia hoạt động kinh doanh cá cảnh giống, vật tư bể cá cảnh và nhận thi công các công trình bể cá cảnh phong thủy từ những năm 2000. 

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề cá cảnh, đến nay những kỹ thuật về ươm tạo, lai giống cá cảnh, thiết kế và thi công các công trình bể cá cảnh, hồ cá cảnh của anh đã đạt đến tầm của một chuyên gia.

Ông nông dân trẻ tỉnh Bình Dương lai tạo ra loài tôm gì mà được UBND tỉnh tặng danh hiệu nghệ nhân nghề cá cảnh? - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Trọng Dương, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) kiểm tra sức khỏe và màu sắc tôm cảnh đang nuôi tại trại của gia đình

Ông Nguyễn Xuân Ngàn, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Liên hiệp Các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Bình Dương, cho biết: Đề tài “Ứng dụng, thực nghiệm lai tạo, sinh sản tôm cảnh” của anh Nguyễn Trọng Dương là một trong những đề tài có tính sáng tạo và có khả năng ứng dụng triển khai với quy mô rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Trên thực tế, đề tài của anh Dương đã phát huy rõ những tiềm năng, thế mạnh, đưa ra một hướng làm kinh tế mới, hiệu quả.

Kể về cơ duyên với nghề cá cảnh, anh Dương cho biết từ những năm 2000, khi anh mới vào Bình Dương lập nghiệp, anh nhận thấy những người dân có sở thích chơi các loại sinh vật cảnh, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Anh bàn với gia đình mở một cửa hàng chuyên cung cấp cá cảnh giống, thức ăn, thuốc và nguyên vật liệu hỗ trợ trong việc thiết kế, thi công các loại bể cá cảnh, hồ cá phong thủy. 

Anh thuê mặt bằng ở trung tâm phường Lái Thiêu, TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) để kinh doanh. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi cá cảnh nên việc kinh doanh của gia đình anh Dương còn gặp nhiều khó khăn.

Nhưng từ năm thứ hai trở đi, nghề dạy nghề nên việc nuôi cá cảnh và kinh doanh cá cảnh của anh Dương đã có chiều hướng phát triển thuận lợi, quy mô của cơ sở cũng được mở rộng.

Sau nhiều năm hoạt động, anh Dương nhận thấy ở các thành phố lớn việc nhập khẩu tôm cảnh giống để cung ứng đã trở nên khá phổ biến. Anh cũng tìm cách liên hệ để nhập khẩu tôm cảnh về bán cho khách. Tuy nhiên, do tôm cảnh ngoại nhập không phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và thủy lý, thủy hóa của địa phương nên số tôm cảnh giống bán cho khách ngày một còi cọt và chết dần.

Từ thực tế đó anh Dương đã nghĩ đến việc thử tìm các loại tôm càng nước ngọt bản xứ ở khu vực hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Nôm để thực hiện việc lai tạo tôm cảnh giống. 

Từ năm 2015 đến nay, trải qua nhiều lần thất bại, vừa qua anh Dương đã chính thức cho ra thị trường hàng trăm ngàn con tôm cảnh giống có kiểu dáng bắt mắt, sức khỏe dẻo dai, đáp ứng với điều kiện sinh trưởng bình thường trong môi trường nuôi trồng như hồ cá, bể cá…

Sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ của anh đã chính thức cho ra trái ngọt. Đề tài “Ứng dụng, thực nghiệm lai tạo sinh sản tôm cảnh” của anh đã đạt giải 3 trong hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Bình Dương năm 2017. 

Đề tài lai tạo sinh sản tôm cảnh của anh Dương còn được Hội đồng cuộc thi đánh giá là một trong những đề tài có khả năng ứng dụng và triển khai vào thực tiễn khá cao. Nên ngay sau đó Hội đồng đã kết nối với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Dương hỗ trợ anh Nguyễn Trọng Dương triển khai đề tài với số kinh phí khoảng 50 triệu đồng.

Kỳ vọng mở rộng thị trường tôm cảnh

Sự phát triển mạnh của nền kinh tế - xã hội khiến cho đời sống của người dân được nâng cao là một trong những điều kiện tiên quyết để nghề kinh doanh tôm cảnh, cá cảnh phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. 

Nhìn thấy nhu cầu tôm cảnh tăng cao, anh Dương sớm có kế hoạch đầu tư, phát triển nhân rộng mô hình lai tạo, ươm tôm cảnh giống cho nhiều hộ gia đình ở các tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh và Tiền Giang. 

Hiện tại, ngoài trại tôm cảnh giống của gia đình, anh Dương còn chuyển giao khoa học kỹ thuật, con tôm cảnh giống và thức ăn cho 11 trại tôm cảnh giống ở các địa phương nói trên. 

Sau khi đạt kích cỡ của tôm cảnh thương phẩm, anh sẽ thực hiện việc bao tiêu đầu ra cho các trại nuôi tôm cảnh và cung cấp số tôm cảnh nói trên cho đối tác là những trung tâm chuyên bán tôm cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trao đổi với chúng tôi, anh Dương cho biết do được lựa chọn kỹ ở khâu tìm kiếm và phân loại tôm giống bố mẹ nên tôm cảnh thương phẩm anh cung cấp có sức sống tốt hơn các loại tôm cảnh ngoại nhập, nuôi trong điều kiện bình thường thì tuổi thọ có thể lên đến 3 - 4 năm.

Dù đang trong những tháng ngày khó khăn giữa dịch bệnh Covid-19 nhưng sản lượng tôm cảnh thương phẩm mà anh cung cấp ra thị trường lại có xu hướng tăng. Trung bình mỗi năm anh cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 - 35.000 con tôm cảnh giống. Mỗi năm gia đình anh thu về lợi nhuận khoảng hơn 250 triệu đồng.

Với mong muốn cung cấp thêm nhiều tôm cảnh thương phẩm đến với thị trường, hiện anh Dương đang tích cực tìm kiếm thêm những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, thủy lý, thủy hóa phù hợp để mở trại tôm cảnh giống.

Đồng thời, anh Nguyễn Trọng Dương thường xuyên tổ chức các cuộc thăm dò để tìm hiểu nhu cầu của giới chơi tôm, cá cảnh, qua đó thực hiện việc ươm tạo, lai giống và tạo nên những con tôm có kiểu dáng, màu sắc bắt mắt hơn.
DO CÓ NHIỀU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, SÁNG TẠO VÀ ĐÓNG GÓP VÀO THÀNH QUẢ CHUNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI TÔM CẢNH, CÁ CẢNH, THÁNG 12-2020, ANH NGUYỄN TRỌNG DƯƠNG ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRAO TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NGHỀ CÁ CẢNH.

Theo Đình Thắng/danviet.vn
https://danviet.vn/ong-nong-dan-tre-tinh-binh-duong-lai-tao-ra-loai-tom-gi-ma-duoc-ubnd-tinh-tang-danh-hieu-nghe-nhan-nghe-ca-canh-2021021916483622.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại984,822
  • Tổng lượt truy cập91,048,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây