Học tập đạo đức HCM

Phát triển đàn heo theo hướng mới

Thứ năm - 23/07/2020 02:57
TP Cần Thơ thực hành mô hình chăn nuôi mới để tái đàn an toàn. Số lượng heo giống sạch bệnh tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu phục hồi tổng đàn heo.
Tái đàn heo theo hướng chăn nuôi quy mô trang trại tại TP Cần Thơ. Ảnh: MH.

Tái đàn heo theo hướng chăn nuôi quy mô trang trại tại TP Cần Thơ. Ảnh: MH.

Mô hình tái đàn an toàn

Anh Lê Trung Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Cần Thơ, cho biết: Sau gần 7 tháng (từ 23/5 đến 14/11/2020) chống dịch dịch tả heo Châu Phi, đa số hộ chăn nuôi nhỏ và cán bộ thú y địa phương đã nhận thức được mức độ thiệt hại nặng nề do dịch bệnh gây ra.

Đối với chăn nuôi heo quy mô nhỏ dưới dạng nông hộ khó bề khôi phục đàn heo ngay bây giờ và chắc chắn không hiệu quả.

Nếu cứ tái đàn, bất chấp rủi ro tiềm ẩn dịch bệnh trong khi khả năng phòng vệ yếu sẽ rất dễ tái phát dịch. Do vậy từ sau tháng 11/2020 chỉ có một số trang trại quy mô vừa mạnh dạn làm thủ tục đăng ký tái đàn và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y địa phương áp dụng chăn nuôi theo cách làm mới.

Đến nay qua hơn 6 tháng, một trong những hộ áp dụng mô hình chăn nuôi VietGAP như anh Dương Hoàng Dũng ở xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã sớm khôi phục chăn nuôi heo đạt hiệu quả. Anh thực hiện các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học nên tương đối yên tâm.

Anh Dũng có đàn heo 400 con, trong đó heo nái 80 con và 320 con heo thương phẩm. Riêng đàn heo giống, mỗi năm 2 lứa đẻ, bình quân 1 nái đẻ 20 heo con giống, trại của anh Dũng cung cấp ra thị trường khoảng 1.600 heo con.

Vào thời điểm này, heo con vừa cai sữa cỡ 10 kg/con bán với giá 2 triệu đồng/con. Hiện nay heo giống không đủ bán cho người nuôi.

Chị Phạm Mỹ Hạnh, Chi cục Chăn nuôi- Thú y TP Cần Thơ, là người trực tiếp theo dõi các mô hình tái đàn heo cho biết thêm: Hiện có một số hộ ở các huyện ngoại thành đã bắt nhịp sản xuất, như hộ anh Nguyễn Văn Dũng ở xã Định Môn, huyện Thới Lai tái đàn được trên 300 con, chuyên nuôi heo nái rồi sản xuất heo giống.

Anh Dũng cho biết, trong đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua, chuồng trại chăn nuôi hở khó phòng dịch nên anh cũng bị thiệt hại. Vì vậy sau khi thực hiện các bước vệ sinh phòng dịch để tái đàn, anh đầu tư khép kín nuôi trong chuồng lạnh để đàm bảo an toàn hơn.

Tương tự, cơ sở chăn nuôi của ông Phan Công Minh ở xã Thanh Phú, huyện Cờ Đỏ từng bị thiệt hại trong đợt dịch nay cơ sở đã phục hồi trở lại. Cơ sở đạt chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Tuy nhiên hiện nay thị trường heo hơi, heo thịt, heo giống và thức ăn chăn nuôi đều đang ở mức giá cao. Giá thành chăn nuôi khoảng 5 triệu đồng/tạ heo xuất chuồng (100 kg/con). Nhờ giá heo hơi trên 80.000 đồng/kg nên người chăn nuôi có lãi khá.

Tuy nhiên, dù đã qua đỉnh điểm dịch bệnh, nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp vẫn gặp khó khăn vì điều kiện chuồng trại thô sơ không đạt yêu cầu, thiếu con giống, lo sợ tái phát dịch nên thận trọng chưa dám tái đàn.

Về cân đối cung cầu thịt heo hiện nay, bên cạnh các trang trại lớn nuôi heo gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam tại địa bàn thành phố với khoảng 25.000 con, bán ra ngoài thị trường tùy thời điểm khoảng 10.000 con/đợt. Nhưng khả năng chăn nuôi heo tự cung cấp cho TP Cần Thơ hiện chỉ đạt 60%, phần còn lại phải nhập heo hơi từ các tỉnh trong vùng.

Theo ông Lê Trung Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Cần Thơ, từ nay đến cuối năm thành phố tiếp tục xây dựng mô hình chăn nuôi thí điểm kiểu mẫu, tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ thú y cơ sở để phối hợp hướng dẫn cho các cơ sở chăn nuôi. Thành phố đang quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi tập trung ở các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, quận Thốt Nốt…

Điều kiện cần để tái đàn

Sau hơn 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11/2020), dịch tả heo Châu Phi hoành hành gây thiệt hại nặng, đàn heo ở TP Cần Thơ đã suy giảm nghiêm trọng. Tổng số heo trong ổ dịch hơn 65.210 con, gần 60.000 con heo phải tiêu hủy, khối lượng hơn 3.300 tấn thịt.

Dự đoán trước tình hình nguồn cung thực phẩm sẽ thiếu hụt, đặc biệt sản lượng thịt hơi các loại giảm mạnh, cuối năm 2019 Sở NN-PTNT TP Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức sản xuất, tái đàn heo, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm bù đắp lượng thịt heo thiếu.

Đúng như dự báo, khi nguồn cung heo hơi mất cân đối, thị trường thịt heo các tỉnh trong vùng ĐBSCL giá tăng cao. Tỷ suất lợi nhuận chăn nuôi hấp dẫn, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ muốn tái đàn nhưng lại gặp khó khăn. Đặc biệt TP Cần Thơ đang thiếu hụt heo giống sạch bệnh, vốn và điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học để kiểm soát phòng dịch bệnh.

Tuy nhiên theo xu hướng chuyển dịch các cơ sở chăn nuôi từ các quận nội thành mật độ dân cư đông đúc chuyển ra các huyện ngoại thành, thì đây là lúc tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi, giảm dần chăn nuôi nông hộ có quy mô nhỏ thiếu đầu tư. Đồng thời thành phố sẽ tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật phát triển chăn nuôi quy mô trang trại theo hướng hiện đại, bền vững.

Trên cơ sở đó, Chi cục Chăn nuôi- Thú y Cần Thơ quy định, đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ chăn nuôi đã xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi, điều kiện muốn tái đàn heo phải qua 30 ngày không tái phát bệnh.

Chủ cơ sở chăn nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt tổng hợp các biện pháp phòng chống dịch bệnh như nuôi cách ly, vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng hóa chất, vôi bột. Nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo để áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Bên cạnh đó cần lưu ý người chăn nuôi tái đàn phù hợp với quy mô, khả năng nuôi ở từng thời điểm phù hợp, cân bằng cung cầu sản lượng heo trên thị trường.

Tái đàn thận trọng

Các cơ sở nuôi heo muốn tái đàn phải kê khai với chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Nếu trường hợp không kê khai mà để xảy ra dịch bệnh thì bị xử lý theo quy định và không được hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch.

Mặt khác, điều kiện cơ sở chăn nuôi tái đàn phải có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn, nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp an toàn sinh học theo các quy định về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAPH, GlobalGAP…

Theo định kỳ lấy mẫu môi trường, nguồn nước, xét nghiệm không có virus dịch tả heo Châu Phi, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT về việc kiểm soát vận chuyển heo để nuôi, làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có dịch bệnh.  

Theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi- Thú y TP Cần Thơ, đối với cơ sở có quy mô và khả năng nuôi trên 100 con heo thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số heo có thể nuôi ở một thời điểm. Đối với cơ sở có quy mô và khả năng nuôi 100 con thì nuôi không quá 10 con heo.

Hằng ngày cơ sở chăn nuôi theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo nuôi trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày. Trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh, chủ cơ sở có thể tự lấy mẫu dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở lấy mẫu.

Trường hợp nghi heo bệnh phải khai báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Tái đàn heo theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, đề phòng dịch bệnh bùng phát trở lại. Ảnh: MH.

Tái đàn heo theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, đề phòng dịch bệnh bùng phát trở lại. Ảnh: MH.

Sau thời gian nuôi được ít nhất 30 ngày, nếu heo không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dịch tả heo Châu Phi (đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở. Theo đó, chính quyền địa phương và cơ quan thú y tổ chức kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện nuôi tái đàn.

Riêng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo điều kiện chăn nuôi thú y, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh… thì Chi cục Chăn nuôi- Thú y khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn heo, nhất là những địa bàn đã xảy ra dịch. Các hộ chăn nuôi nhỏ có thể chuyển đổi qua chăn nuôi đối tượng khác như bò, dê, gà vịt hoặc nuôi trồng thủy sản.

Từ 23/5 đến giữa tháng 11/2019, bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 76 xã, phường thị trấn của 9 quận, huyện thuộc TP Cần Thơ, khiến hơn 2.300 hộ chăn nuôi bị thiệt hại nặng. Đến cuối năm 2019 đàn heo thành phố có trên 110.500 con.

Theo kế hoạch đến cuối năm 2020, các trang trại chăn nuôi của Cần Thơ sẽ thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học, khả năng tái đàn heo sẽ phục hồi đạt mức xấp xỉ 130.000 con, tương đương mức tổng đàn năm 2019.

Nguồn tin: Hữu Đức - Ngọc Thắng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay31,017
  • Tháng hiện tại937,119
  • Tổng lượt truy cập91,000,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây