Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững

Chủ nhật - 29/11/2020 02:29
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ triển khai xây dựng NTM bằng những cách làm sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Đặc biệt là phải bám sát và hiện thực hóa mục tiêu đề ra cho toàn giai đoạn: Hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt chuẩn, nâng cấp các tiêu chí đã đạt, chuyển từ “lượng” sang “chất”.

Diện mạo và đời sống mới

Kết thúc giai đoạn 2010-2015, Quảng Ninh đã hoàn thành 8/20 chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ tỉnh về chương trình xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Trên cơ sở đó, tỉnh đề ra nhiệm vụ cho chặng đường 5 năm tiếp theo là phải tập trung đưa chương trình xây dựng NTM phải chuyển từ "lượng" sang "chất", bằng những giải pháp hiệu quả, bền vững hơn.

Các địa phương tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, quan tâm việc duy tu, bảo dưỡng, sử dụng hiệu quả các công trình NTM gắn với phục vụ sản xuất, đời sống các xã, thôn vùng khó khăn để giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời đẩy mạnh các dự án, chương trình cụ thể, như Chương trình OCOP, chương trình sản xuất nông nghiệp tập trung theo các lĩnh vực có lợi thế là thuỷ sản, lâm sản, dược liệu, ứng dụng KHCN trong sản xuất, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã...

Hội đồng Thẩm định của tỉnh xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại huyện Tiên Yên, tháng 11/2020. Ảnh: Xuân Thao (Trung tâm TT-VH Tiên Yên)

Thực tế những năm qua, nhiệm vụ nêu trên đã được thực hiện với sự quyết tâm đổi mới, chủ động, sáng tạo từ các sở, ngành, địa phương trong toàn tỉnh. Ban Xây dựng NTM tỉnh đã khẩn trương tham mưu cho Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh lộ trình thực hiện rõ ràng qua từng năm, trên cơ sở các địa phương tiến hành rà soát, tổng hợp tình hình nhu cầu, khả năng thực tế.

Yêu cầu cụ thể đặt ra là: Tiêu chí đã thực hiện được thì cần tiếp tục quan tâm để đi sâu vào chất lượng, đảm bảo nâng cao tiêu chí. Đối với những tiêu chí chưa thực hiện được thì cần xác định rõ lộ trình hoàn thành tiêu chí nào trước, tiêu chí nào sau; xây dựng các giải pháp xuất phát từ thực tiễn từng hộ, từng thôn, từng xã. Đi liền với đó là huy động tối đa sự tham gia của đông đảo nhân dân bằng việc góp công, góp của, góp trí tuệ vào nhiệm vụ chung. Tức là nhân dân đóng vai trò là chủ thể, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, định hướng.



TP Cẩm Phả đón nhận quyết định hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (tháng 6/2019). Ảnh: Đỗ Phương

Ngày 21/10 và 11/11 vừa qua tại TP Hà Nội, Hội đồng Thẩm định Trung ương đã lần lượt tiến hành họp xét công nhận huyện Tiên Yên và TX Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh về việc hoàn thành chương trình xây dựng NTM năm 2019. Tại đây, Hội đồng đã ghi nhận, đánh giá cao sự quyết tâm của các địa phương trong suốt quá trình thực hiện xây dựng NTM, thể hiện rõ trong nhiều tiêu chí, chỉ tiêu đạt cao. Theo đó, Hội đồng Thẩm định Trung ương nhất trí trình Chính phủ ra quyết định công nhận Tiên Yên và Quảng Yên đạt chuẩn huyện NTM. Tỉnh và 2 địa phương cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và giải trình theo các nội dung ý kiến đóng góp của Hội đồng tại buổi làm việc.

Bằng quyết tâm chính trị và giải pháp phù hợp thực tiễn, kết thúc giai đoạn 2016-2020, Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM. Thống kê của Ban xây dựng NTM tỉnh, toàn tỉnh hiện có 81/98 xã “về đích” NTM, đạt 82,65%, trong khi bình quân cả nước là 50,26%. Bình quân các xã còn lại đều đạt mức khá cao, 19,01 tiêu chí và 50,94 chỉ tiêu, không còn xã dưới 10 tiêu chí. Toàn tỉnh cũng đã có 12/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chưa tính 4 xã đã đủ tiêu chí và được công nhận lên phường; Việt Dân (Đông Triều) là xã đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân tại khu vực nông thôn đến nay đã đạt mức 42,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.

Dự kiến đến hết năm 2020, Quảng Ninh sẽ có tổng số 8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, gồm: Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Đông Triều, Quảng Yên, Tiên Yên, Đầm Hà, Cô Tô. Quan trọng nhất, nhận thức, ý thức của nhân dân nhìn chung đã có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt, được minh chứng bằng loạt các phong trào thi đua về phát triển sản xuất, tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường nông thôn, đoàn kết tương thân tương ái, xây dựng đời sống mới... ngày càng sôi nổi, rộng khắp.

Không có điểm dừng

Theo ông Đặng Bá Bắc, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, trong giai đoạn 2020-2025, cùng với việc thực hiện các mục tiêu chung về phát triển KT-XH, tỉnh cũng chỉ đạo đẩy mạnh triển khai chương trình xây dựng NTM mà trọng tâm là NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Quan điểm được đưa ra là: Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc; xây dựng NTM để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị.

Cụ thể là, kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn sẽ ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa. Kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.



Hội Nông dân tỉnh biểu dương các điển hình nông dân tiên tiến giai đoạn 2015-2020 (tháng 6/2020).

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3894/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh lần thứ V - Đợt I năm 2020. Trong tổng số 72 sản phẩm của 13 huyện, thị xã, thành phố tham gia đợt này, có 22 sản phẩm đạt 4 sao OCOP cấp tỉnh và 42 sản phẩm đạt 3 sao OCOP cấp tỉnh. Kết quả xếp hạng có giá trị trong 3 năm, kể từ ngày ban hành quyết định.

Riêng với chương trình OCOP, hiệu quả mang lại sẽ ngày càng nổi bật hơn khi có nội lực tự thân của HTX, doanh nghiệp sản xuất, để thay hoàn toàn tư duy sản xuất nhỏ lẻ chuyển sang liên kết, hợp tác và phát huy được lợi thế đặc trưng của từng địa phương. Khi đó, sản phẩm OCOP sẽ khẳng định vị trí trên thị trường, đóng vai trò như “sứ giả" văn hóa, du lịch của từng địa phương.

Mục tiêu cho chương trình OCOP giai đoạn tới sẽ bao gồm: Phát triển mới ít nhất 50 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia chương trình OCOP; phát triển mới ít nhất 250 sản phẩm; công nhận thêm ít nhất 180 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-5 sao cấp tỉnh; phấn đấu có ít nhất 5 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, có thể xuất khẩu...



Người dân tham quan, mua sắm tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2020.

Không dừng lại sau những thành công của 10 năm qua, nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn mới tiếp tục đòi hỏi cần có sự thống nhất trong nhận thức và hành động, cùng quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương.

Theo Hoàng Giang/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại877,365
  • Tổng lượt truy cập90,940,758
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây