Vì vậy, hầu hết các địa phương xây dựng NTM đều chú trọng đến phát triển sản xuất. Điều này đã và đang góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện, đa dạng hóa ngành nghề, thay đổi diện mạo nông thôn.
Người dân xã Thọ Hải (Thọ Xuân) mở rộng diện tích trồng rau an toàn. Bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, xã Hà Thái, huyện Hà Trung mới có 3/19 tiêu chí đạt, bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt 15 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn tới 18,8%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới hơn 80%; tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa mới đạt 30%. Là xã thuần nông, có xuất phát điểm thấp, do đó xã Hà Thái lấy phát triển sản xuất làm gốc để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo nguồn lực cho xây dựng NTM. Theo đó, những năm qua, xã đã chú trọng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình sản xuất; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát triển mô hình lúa - cá kết hợp. Đồng thời, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần cơ giới hóa và nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp của địa phương. Nhờ đó, giá trị bình quân trên 1 ha sản xuất nông nghiệp của toàn xã đạt 110 triệu đồng/ha/năm. Trên cơ sở phát triển các mô hình sản xuất, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt 46,2 triệu đồng/năm, cao hơn 31,2 triệu đồng/năm so với năm 2011. Thu nhập của người dân tăng lên chính là nền tảng để xã Hà Thái huy động được gần 195,6 tỷ đồng để xây dựng NTM, từ đó, đưa xã về đích NTM. Như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Vĩnh Lộc bắt tay xây dựng NTM ở xuất phát điểm thấp. Nông, lâm, thủy sản chiếm tới 50,34% trong cơ cấu kinh tế. Trong khi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vốn được ví như “bộ khung” cho sự phát triển, lại thiếu và yếu. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13,3 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo 24,43%, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn... Bình quân tiêu chí khi huyện bắt đầu thực hiện xây dựng NTM chỉ đạt 5,33 tiêu chí/xã. Từ những thách thức đó, huyện Vĩnh Lộc xác định, để xây dựng NTM thành công phải lấy phát triển sản xuất làm khâu đột phá. Do đó, huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Cụ thể, huyện tập trung chỉ đạo sản xuất và tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường cơ giới hóa và chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo trong khu vực nông thôn. Đẩy mạnh việc dồn đổi, tích tụ tập trung đất đai, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác... Từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, manh mún ở thời điểm năm 2010, đến nay toàn huyện đã liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm được 2.600 ha cây trồng các loại; xây dựng và duy trì được vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích đạt 2.500 ha; 120 ha vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh; 8 mô hình nhà màng, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ kết hợp tưới nước tiết kiệm; đưa cây chuối tiêu hồng vào sản xuất áp dụng theo hướng công nghệ cao với quy mô lớn, hàng trăm ha; xây dựng và duy trì được 30 chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Vĩnh Lộc đã tích cực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xác định 20 sản phẩm thế mạnh thuộc 5 nhóm để tập trung chỉ đạo thực hiện. Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung. Việc phát triển sản xuất đã góp phần thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn huyện Vĩnh Lộc, kinh tế phát triển theo hướng bền vững, chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 46,6 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến nay giảm còn dưới 4%. Hiệu quả của phát triển sản xuất trong xây dựng NTM đã và đang được chứng minh từ thực tế các địa phương. Do đó, định hướng của các địa phương trong lộ trình xây dựng NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu vẫn là tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, khuyến khích người dân tham gia, đồng thời quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động HTX gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.
|
Nguồn tin: Báo Thanh Hóa |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã