Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Vùng đất nông dân toàn chôn "kho báu" ngoài vườn, hễ ra ngõ là gặp tỷ phú

Thứ tư - 03/03/2021 18:26
Nhắc đến xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, nhiều người nghĩ ngay đến thủ phủ trồng cây sưa đỏ của tỉnh này. Cây sưa đỏ, gỗ sưa đỏ bán đắt hơn vàng ròng. Quá nửa số hộ trong xã trồng loại cây quý hiếm này nên nhiều người nói dân chôn "kho báu" ngoài vườn, hễ ra ngõ gặp tỷ phú.

Từ lâu, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được nhắc đến như là thủ phủ trồng cây sưa đỏ, nơi phát tích ra cây sưa đỏ. 

Những ngày đầu năm mới, chúng tôi đã tìm đến nơi đây, gặp những cao niên, hay những đại gia trẻ tuổi để tìm hiểu về cây sửa đỏ, loài cây được mệnh danh là loại cây bán đắt hơn vàng ròng này.

Phú Thọ : Choáng ngợp với thủ phủ sưa đỏ, ra đường gặp tỷ phú - Ảnh 1.

Đến xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đâu đâu cũng thấy trồng cây gỗ sưa đỏ, chẳng thế mà nơi này được mệnh danh là thủ phủ của sưa đỏ.

Nằm bên tỉnh lộ 323, dòng sông Lô uốn lượn, kết hợp với bạt ngàn màu xanh của lá cây sưa đỏ, cùng những ngôi nhà cao tầng, biệt thự ẩn nấp đã khiến cho xã Tiên Du trở lên thơ mộng, chẳng khác gì khu sinh thái, nghỉ dưỡng resort vậy.

Theo ông Hoàng Ngọc Kiệm (trú tại khu 1, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ), ở đây chẳng ai biết cây sưa đỏ có ở đây từ bao giờ. Chỉ biết rằng, ngay từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ đã nhắc đến rừng gỗ sưa đỏ trên đỉnh núi Đình trong khu di tích lịch sử Đền Nhà Bà.

"Ngày tôi còn rất nhỏ, đã theo cha mẹ lên rừng gỗ sưa đỏ trên đỉnh núi Đinh. Ở đây, có một cây sưa tổ, to hơn 1 vòng tay ôm của người lớn, cao khoảng 20m. Hằng năm, cây sưa tổ ra hoa và đậu quả. Quả sưa đỏ rơi xuống đất mọc lên nhiều cây sưa con và biến nơi này trở thành quả núi toàn cây sưa", ông Kiệm chia sẻ.

Cũng theo ông Kiệm, thời ông bà, bố mẹ ông, cây gỗ sưa không hề có giá trị nhiều về kinh tế. Mọi người chỉ biết, đây là cây lâm nghiệp lâu lớn nhưng gỗ rất tốt, cứng nên hay được dùng để làm nhà nhà và đóng giường, tủ.

Đặc biệt, nhà ai nuôi trâu, nuôi bò là phải tìm cho bằng được vài khúc gỗ sưa về làm chuồng. Vì gỗ sưa mùi thơm nên trâu, bò sẽ không bị ruồi muỗi bu bám.

Phú Thọ : Choáng ngợp với thủ phủ sưa đỏ, ra đường gặp tỷ phú - Ảnh 2.

Ông Hoàng Ngọc Kiệm là người đầu tiên trồng, bán cây sưa đỏ có giá trị cao. Đến nay nhà ông Kiệm (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) có hơn 3.000m2 trồng cây gỗ sưa với tuổi đời trên 10 năm...

"Suy nghĩ về cây sưa đỏ thay đổi khi vào năm 2004, có người ở tận Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lên hỏi mua một cây gỗ sưa đỏ với giá 27 triệu đồng. Số tiền đó quá lớn nên gia đình tôi đồng ý bán ngay cây gỗ sưa đỏ trong vườn. Từ thông tin của cánh thương lái mà người làng mới biết đó là cây sưa đỏ. Dạo đó, bán một cây gỗ sưa đỏ, tôi có thể mua được 2 mảnh đất mặt đường", ông Kiệm vui vẻ chia sẻ.

Nhận thấy cây sưa đỏ có sức sống tốt, trồng trên đất cằn nhưng cây gỗ sưa vẫn phát triển, gia đình ông Kiệm đánh ra trồng khắp vườn. Một thời gian sau, khi thân cây gỗ sưa to, gia đình ông tiếp tục bán cây sưa đỏ với giá trị cao.

Nhiều người trong làng truyền tai nhau về giá trị "khủng" của cây sưa đỏ nên nhà nào cũng tận dụng đất vườn, đất đồi, đất ven đường, hàng rào để trồng cây sưa đỏ…Cứ như thế, đất trống chỗ nào, chỗ đó được người dân xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ra sức trồng gỗ sưa đỏ.

Ở những diện tích đất phẳng, người dân trồng sưa cây đỏ thành hàng lối thẳng tăm tắp, rộng cả hecta. Hiện nay, cả xã Tiên Du có đến quá nửa số hộ trồng cây gỗ sưa đỏ. Nhà ít có 20 cây, nhà nhiều trồng lên đến 200 - 300 cây sưa đỏ

Phú Thọ : Choáng ngợp với thủ phủ sưa đỏ, ra đường gặp tỷ phú - Ảnh 3.

Vườn sưa đỏ có giá trị nhiều tỷ đồng của gia đình ông Nguyễn Trung Sơn, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ông Sơn (phải) và khách tới thăm bên 1 cây gỗ sưa đỏ hơn 15 năm tuổi...Nhiều người đến thăm vườn gỗ sưa đỏ của ông Sơn đều tấm tắc ông có "kho báu" hàng tỷ đồng chôn ngoài vườn.

Trên địa bàn toàn xã Tiên Du đang trồng hơn 30.000 cây gỗ sưa đỏ, với tuổi đời trung bình hơn 10 năm.

Không chỉ trồng sưa đỏ lấy gỗ, nhiều hộ dân nơi đây còn biết cách ươm giống sưa đỏ để bán. Ban đầu, người dân chủ yếu ươm giống sưa đỏ, bán cho dân quanh vùng. 

Về sau mở rộng, cây sưa giống ở đây đã được cung cấp cho nhiều tỉnh, thành khắp trong Nam ngoài Bắc. Ngoài ra, trong làng còn có hàng chục người làm nghề thu mua gỗ sưa đỏ.

Là người có vườn sưa đỏ với quy mô cũng thuộc tốp đầu ở xã Tiên Du, gia đình ông Nguyễn Trung Sơn hiện đang sở hữu cơ ngơi với hơn 200 cây sưa đỏ tuổi đời trên 15 năm. Ai cũng bảo nhà ông chôn "kho báu" ở ngoài vườn cách đây 15 năm. Giờ thỉnh thoảng chỉ việc "đào" lên 1 ít mà tiêu pha, mua sắm mỗi khi cần.

Ông Sơn phấn khởi: "Nhờ vào cây sưa đỏ, cuộc sống của người dân xã Tiên Du thực sự đã thay đổi. Chuyện người làng xây nhà 1 - 2 tỷ đồng là điều bình thường, chưa kể mấy chục chiếc xe hơi sang trọng có trong làng cũng đều mua từ tiền bán gỗ sưa đỏ".

"Hiện nay, người dân xã Tiên Du không khai thác gỗ sưa đỏ ồ ạt mà chỉ bán tỉa thôi. Cây gỗ sưa càng để lâu năm càng già lõi, giá trị càng cao. Một cây sưa đỏ được ngả xuống bán cho thương lái là ngay lập tức người dân lại trồng thay thế ngay cây khác. Thế nên làng quê này rợp bóng cây sưa đỏ. Chúng tôi nói với nhau rằng, trồng sưa đỏ như khoản tiền gửi ngân hàng, lãi sẽ tăng theo thời gian, càng để lâu lãi càng thêm lãi, tiền đẻ ra tièn", ông Sơn nói.

Phú Thọ : Choáng ngợp với thủ phủ sưa đỏ, ra đường gặp tỷ phú - Ảnh 4.

Ngoài trồng sưa đỏ lấy gỗ, người dân xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ còn ươm giống cây sưa đỏ, bán đi khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Còn theo ông Lê Xuân Kết, Chủ tịch UBND xã Tiên Du, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) cho hay, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 2,1%, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 41,5 triệu đồng/người/năm. Trồng cây sưa đỏ đã mang đến cuộc sống ấm no, giàu có cho nhiều hộ nông dân. Chỉ nay mai đây, Tiên Du sẽ trở thành làng quê trù phú nhờ chôn "kho báu" là những vườn cây sưa đỏ tiền tỷ.

Theo Quý Hùng/danviet.vn
https://danviet.vn/phu-tho-vung-dat-nong-dan-toan-chon-kho-bau-ngoai-vuon-he-ra-ngo-la-gap-ty-phu-20210302201052287.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay29,772
  • Tháng hiện tại1,043,159
  • Tổng lượt truy cập91,106,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây