Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Dân vùng này trồng thứ cây dây leo ra trái rất lạ, bán đắt tiền

Thứ ba - 03/11/2020 20:02
Năm 2019, anh Võ Văn Vinh, Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông lâm, thủy sản Trường An, xã Ba Động, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình trồng thực nghiệm cây sacha inchi (cây sachi). Anh Vinh trồng cây sachi theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 2,7ha.

Hiện cây sachi phát triển tốt và đã cho lứa quả đầu tiên, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên hợp tác xã.

Quảng Ngãi: Nông dân hy vọng đổi đời từ cây sachi - Ảnh 1.

Trong năm đầu thu hoạch, trên diện tích 2,7 ha, cây sachi cho anh Võ Văn Vinh, Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông lâm, thủy sản Trường An, xã Ba Động, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thu hoạch gần 3 tấn quả tươi. Với giá bán trái sachi thấp nhất 50.000 đồng/kg, hợp tác xã có doanh thu khoảng 150 triệu đồng. Ảnh: Mạnh Hùng.

Đưa chúng tôi đi thăm quan vườn sachi, anh Vinh chỉ tay về phía những giàn cây sachi xanh rì, anh chia sẻ: "Qua tìm hiểu từ mạng internet, sách, báo và những lần đi thăm quan các mô hình trồng sachi tại tỉnh Đăk Lăk, tôi nhận thấy sachi là loại cây có giá trị kinh tế cao, chỉ đầu tư trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chắc chắn hiệu quả kinh tế sẽ cao".

Quảng Ngãi: Nông dân hy vọng đổi đời từ cây sachi - Ảnh 2.

Hiện cây sachi phát triển tốt ở miền núi Quảng Ngãi và đã cho lứa quả đầu tiên, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên hợp tác xã. Ảnh: Mạnh Hùng.

Sachi là loại cây nhiều công dụng, có thể tận dụng hầu hết các bộ phận của cây để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và cả dược phẩm. 

Là người tiên phong ở địa phương chọn giống cây mới để phát triển kinh tế, cũng có lúc anh Vinh lo lắng về hiệu quả và chất lượng của cây. Thế nhưng, sau gần 6 tháng trồng, cây sachi hợp đất, hợp khí hậu vùng đất đồi núi, vườn sachi cứ thế lớn dần, cây nào cũng vươn cành, đâm chồi.

Theo tính toán của anh Vinh, trong năm đầu thu hoạch, trên diện tích 2,7ha, cây sachi cho thu hoạch gần 3 tấn quả tươi, với giá bán thấp nhất 50.000 đồng/kg quả tươi, hợp tác xã có doanh thu khoảng 150 triệu đồng và doanh thu này sẽ tăng dần và ổn định ở năm thứ ba. 

Ước tính, từ năm thứ ba trở đi, lợi nhuận tăng lên ổn định với mức lãi khoảng 450 – 500 triệu đồng/2,7 ha (khoảng 150 triệu đồng/ha).

Quảng Ngãi: Nông dân hy vọng đổi đời từ cây sachi - Ảnh 3.

Sachi là loại cây nhiều công dụng, có thể tận dụng hầu hết các bộ phận của cây để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và cả dược phẩm. Ảnh: Mạnh Hùng.

Chúng tôi gặp anh Lê Lâm, một thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm, thủy sản Trường An đang cuốc cỏ rãnh thoát nước, anh Lâm hồ hởi chia sẻ: "Sachi là cây trồng mới đối với bà con chúng tôi, nên khi chăm sóc cây chúng tôi phải tuân thủ sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Tơ...".

"Cây trồng này ít bệnh, dễ sống, nhưng lại đòi hỏi phải tưới nước đúng kỹ thuật như vào mùa nắng nóng phải tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm, còn vào mùa mưa phải khơi thông các rãnh thoát nước tránh ngập úng cây sẽ chết", anh Lê Lâm nói.

Ông Phan Công Đức, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: "Mô hình trồng thí điểm cây sachi thuộc Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ. Tổng vốn đầu tư cho mô hình là 1,7 tỷ đồng, triển khai tại xã Ba Động, Ba Tiêu và Ba Tô với 18 hộ dân tham gia, trên tổng diện tích 12,5ha...".

"Trước mắt Trung tâm chưa mở rộng diện tích trồng cây sachi, nhưng sẽ hướng dẫn người dân trồng mỗi gia đình vài chục cây dọc theo hàng rào vườn nhà để thuận lợi cho việc chăm sóc và góp phần tăng thu nhập thường xuyên cho bà con", ông Phan Công Đức.

https://danviet.vn/quang-ngai-trong-thu-cay-day-leo-ra-trai-rat-la-nong-dan-vung-nay-mong-doi-doi-20201103082859952.htm

Nguồn tin: Mạnh Hùng - Hồng Hậu/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập421
  • Hôm nay86,184
  • Tháng hiện tại1,278,778
  • Tổng lượt truy cập94,806,332
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây