Học tập đạo đức HCM

Quảng Trị: Nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ cách làm mới, nhất là mô hình nuôi cá leo

Thứ năm - 20/08/2020 19:02
Năm năm qua, từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, hội viên, nông dân huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã cổ vũ, động viên, khuyến khích nhau trong cuộc sống, hăng say lao động sản xuất vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững và xây dựng cuộc sống ấm no…

Tuyên truyền gắn liền hỗ trợ

Phong trào"Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được Hội ND huyện Vĩnh Linh chỉ đạo triển khai thực hiện gắn với việc thực hiện ba chủ trương lớn của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện là: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm; thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đột phá; công tác giảm nghèo bền vững.

Hộ khá, giàu giúp hộ khó vươn lên thoát nghèo - Ảnh 1.

Mô hình nuôi cá leo trong ao đất đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: P.V

Đến nay đã có 11/15 xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn nông thôn mới, xã Vĩnh Thủy và xã Kim Thạch được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu.

Hội ND các cấp đã tập trung tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, hội viên nông dân các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ưu đãi đối với nông dân trên các lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhất là các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế; hướng dẫn, phổ biến các nội dung, quy định, tiêu chí, cách đăng ký, bình xét hộ sản xuất giỏi…

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế được các cấp Hội chú trọng.

Trong 5 năm qua, Hội đã phối hợp mở 645 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 30.562 lượt hội viên nông dân tham gia, 249 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ cho 1.594 hội viên nông dân. Cùng với việc huy động tổng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, nguồn vốn tín chấp qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NNPTNT tiếp tục duy trì và tăng trưởng.

Dư nợ cho vay đối với hội viên nông dân trong toàn huyện từ các nguồn là 216,2 tỷ đồng. Từ đó, đã giúp nông dân tạo việc làm, áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu, tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, thuận lợi cho việc đầu tư, đưa cơ giới vào sản xuất.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng. Tiêu biểu là việc chuyển đổi đất màu, đất trồng cây cao su bị đổ gãy năm 2013 sang trồng cây hồ tiêu phía đông huyện; cây ăn quả, rừng tràm và mô hình kinh tế tổng hợp vùng gò đồi phía tây huyện mỗi năm chuyển đổi hàng trăm ha.

Nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao mỗi năm từ 150 - 300 triệu đồng như: Mô hình cá, lợn, gà đồi, cao su ở xã Vĩnh Chấp; mô hình cá - lúa ở các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy; mô hình lúa - cá - lợn ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long; nuôi tôm thẻ, tôm sú, nuôi cá lóc đồng ở các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Hiền Thành; mô hình trang trại nuôi gà ở xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy và thị trấn Bến Quan; mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi bò vỗ béo các xã Kim Thạch, Vĩnh Sơn, Vĩnh Chấp; trồng ném ở các xã vùng đông huyện và trồng đậu xanh…
Nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt của nông dân đảm bảo an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, được thị trường chấp nhận và đánh giá cao.
Hiện nay trên địa bàn huyện, nông dân đang thử nghiệm mô hình trồng ném trên lưới xăng ty len; dứa nguyên liệu tại xã Vĩnh Thái, Vĩnh Tú, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy; trồng cam Vân Du 8,7 ha ở thị trấn Bến Quan; trồng sâm Bố Chính ở Vĩnh Hòa và xã Hiền Thành.
Ngoài việc phát triển cây trồng, con nuôi, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cách làm ăn, thành lập doanh nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư kinh doanh, mở mang dịch vụ xây dựng, nhà hàng ăn uống, sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy, hải sản, dịch vụ máy làm đất, máy vận chuyển, máy gặt đập liên hợp… đã góp phần cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển…
Hộ khá, giàu giúp hộ nghèo

Có thể khẳng định, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Vĩnh Linh 5 năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực kể cả chất lượng và số lượng, có sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội nói chung và trong toàn thể cán bộ, hội viên nông dân nói riêng.

Phong trào đã cổ vũ, động viên, khuyến khích, chia sẻ, gúp đỡ nhau trong cuộc sống, hăng say lao động sản xuất vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện; xây dựng và củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Kết quả phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã có tác động thiết thực đến phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nông dân đã hiến trên 30.000m2 đất, đóng góp gần 33 tỷ đồng làm đường giao thông, thủy lợi, đường điện…

Hàng trăm hộ nông dân tự nguyện thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A và đường tránh qua các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú và thị trấn Hồ Xá. 18/18 cơ sở Hội có các tuyến đường tự quản, làm tốt công tác vệ sinh môi trường và hưởng ứng Ngày thứ 7 tình nguyện vì nông thôn mới, xây dựng tuyến điện thắp sáng đường quê, xây bể đựng rác thải ở các tuyến đường nội đồng, phát động hội viên nông dân trồng các tuyến "đường hoa yêu thương"…

Theo Nguyễn Văn Hoài (Phó Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Linh)/danviet.vn
https://danviet.vn/quang-tri-nhieu-ho-nong-dan-co-thu-nhap-hang-tram-trieu-dong-nho-cach-lam-moi-nhat-la-mo-hinh-nuoi-ca-leo-20200820163718912.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay51,652
  • Tháng hiện tại1,391,078
  • Tổng lượt truy cập98,619,259
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây