Khẳng định được vị thế các mặt hàng nông sản
Đẩy mạnh công tác truyền thông về Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép chặt chẽ Chương trình OCOP với việc thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh... là các hoạt động đã được ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm nay.
Không chỉ phấn đấu đạt số lượng sản phẩm theo mục tiêu của Đề án Chương trình OCOP tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2023 toàn tỉnh sẽ có hơn 80 sản phẩm OCOP được chứng nhận, Chương trình OCOP năm nay còn được tỉnh Sóc Trăng chú trọng khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư bài bản về dây chuyền sản xuất, chú trọng về mặt chất lượng các sản phẩm OCOP tiềm năng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.
Trong đó, chú trọng quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung cũng như phát triển sản phẩm theo chuỗi.
Ông Trần Hoàng Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: "Chúng tôi tập trung phát triển ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá trị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm.
Tổ chức tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm của các đơn vị tham gia chương trình OCOP như: Xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì... Đặc biệt là xây dựng và quản lý có hiệu quả chứng nhận OCOP trở thành chứng nhận mạnh của tỉnh Sóc Trăng trên phạm vi cả nước và thị trường quốc tế".
Sẽ có 2 sản phẩm OCOP du lịch nông thôn
Bên cạnh nâng cao vị thế các mặt hàng nông sản sẵn có, chương trình OCOP năm 2020 còn hướng đến việc phát triển sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch nông thôn.
Trong tháng 3/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020, kết quả có 16 sản phẩm được đánh giá. Như vậy, tính từ khi triển khai đến cuối tháng 4/2020, tỉnh Sóc Trăng đã có 55 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; trong đó có 22 sản phẩm 4 sao, 33 sản phẩm 3 sao.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Chúng tôi đã phối hợp Sở NNPTNT tập trung hướng dẫn cho 2 đơn vị là điểm du lịch Chợ nổi Ngã Năm (thuộc thị xã Ngã Năm) và du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên (thuộc huyện Cù Lao Dung) hoàn thiện thêm các tiêu chí đảm bảo về tính cộng đồng và các điều kiện đón tiếp khách.
Việc phát triển sản phẩm OCOP từ hình thức du lịch nông thôn sẽ vừa mang đến doanh thu tốt hơn cho chủ cơ sở, vừa là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh tỉnh nhà nên nhận được sự đồng thuận cao từ các chủ thể.
Anh Trần Quang Cần - Giám đốc Khu du lịch cộng đồng Farmstay Sân Tiên cho biết: "Với quyết tâm trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên về du lịch nông thôn của tỉnh, vừa qua chúng tôi cũng xây dựng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ như khu ẩm thực, khu nghỉ dưỡng. Đồng thời tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi như xây dựng cầu tre đi xuyên rừng...".
Đặc biệt, để tạo điểm nhấn riêng, anh Cần còn tự chế biến và xây dựng thành công sản phẩm "Tôm một gió". Được biết, sản phẩm này đã được chứng nhận OCOP đạt 4 sao và được sử dụng chủ yếu làm sản phẩm quà lưu niệm tại Farmstay.
"Sau khi khu du lịch đi vào hoạt động, tôi được chính quyền địa phương vận động làm sản phẩm OCOP du lịch nông thôn. Tìm hiểu các tiêu chí, tôi thấy điểm du lịch của mình đáp ứng cơ bản nhiều tiêu chí nên mạnh dạn tham gia. Tôi sẽ cố gắng để cuối năm 2020 Sân Tiên sẽ là sản phẩm OCOP du lịch nông thôn đầu tiên của tỉnh" - anh Cần chia sẻ thêm.
Ông Nguyễn Hoàng Thuấn - Chi Cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn, cho biết: Sóc Trăng là có các sản phẩm từ nông, lâm, thủy sản đặc thù và nổi tiếng đã được nhiều người người biết đến từ lâu, như: gạo ST 24 (huyện Trần Đề); gạo Tài nguyên (huyện Thạnh Trị); trà mãng cầu các vị (thị xã Ngã Năm); bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, vú sữa tím (huyện Kế Sách); nấm rơm đóng hộp (huyện Châu Thành); bánh in, mè láo (huyện Mỹ Xuyên)…
Trong đợt đáng giá, xếp hạng cuối tháng 6 vừa qua, có 8 sản phẩm (gạo ST 24, gạo Tài nguyên Phú Khang, Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, nấm linh chi thái lát, trà mãng cầu hương vị đậm đà, trà mãng cầu hương vị thuần túy, trà mãn cầu túi lọc và nấm rơm đóng hộp) đã được Hội đồng OCOP cấp tỉnh của Sóc Trăng chấm điểm và thống nhất nâng hạng từ 4 sao lên 5 sao, vì đã đạt các yêu cầu do Trung ương quy định và đề xuất Hội đồng Trung ương nâng cấp.
Tuy nhiên khi triển khai thực hiện chúng tôi tập trung phát triển ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá trị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường.
Hiện tại để khu du lịch Farmstay Sân Tiên đủ tiêu chuẩn công nhận sản phẩm OCOP du lịch nông thôn, 2 ngành du lịch và nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang hỗ trợ anh Cần làm lối đi bằng bê tông tham quan rừng bần và thuyền ba lá cho khách xuyên rừng bần bằng xuồng, cũng như những tiêu chí còn thiếu. Bên cạnh đó, huyện Cù Lao Dung cũng đang đầu tư mở rộng tuyến đường trung tâm của huyện để các phương tiện du lịch di chuyển thuận lợi hơn.
“Sau khi khu du lịch đi vào hoạt động, tôi được Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, cùng chính quyền địa phương vận động làm sản phẩm OCOP du lịch nông thôn. Tìm hiểu các tiêu chí, tôi thấy điểm du lịch của mình đáp ứng cơ bản nhiều tiêu chí nên mạnh dạn tham gia. Hiện nay tính theo thang điểm, khu du lịch công đồng Farmstay Sân Tiên của tôi đã đạt than điểm 3 sao. Tôi sẽ cố gắng để cuối năm 2020 Sân Tiên sẽ là sản phẩm OCOP du lịch nông thôn đầu tiên của tỉnh”.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Theo Hồng Cẩm/danviet.vn
https://danviet.vn/soc-trang-lam-san-pham-ocop-du-lich-nong-thon-khach-den-roi-lai-muon-den-nua-20200730172548246.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã