Học tập đạo đức HCM

Sơn Tây: Đồi sâm Bố Chính thay cho đồi sắn, đồi ngô

Thứ hai - 26/07/2021 00:44
Ở thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội), chỉ trong vòng chưa đầy năm một vạt đồi xanh ngô, sắn đã được thay thế bằng màu trắng, hồng của hoa sâm Bố Chính

Thời xưa, sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: “Bình sâm tức nhân sâm Nam, sản xuất ở núi Thành Thang huyện Minh Chính, có lệ tiến vua”. Còn thời nay, sách “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng viết sâm Bố Chính là vị thuốc quý.

Đây là loại sâm được phát hiện đầu tiên ở châu Bố Chính (nay là vùng Bố Trạch, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm trước và được đặt tên theo địa danh như vậy. Nó từng là một sản vật quý của người dân nơi đây dùng để tiến cho các vị vua triều Nguyễn. Theo biến thiên của lịch sử, giống sâm quý dần thu hẹp, gần như bị tuyệt chủng cho đến 3-4 năm gần đây được một số cá nhân phục hồi lại.

Sắc màu hoa sâm. Ảnh: Tư liệu.

Sắc màu hoa sâm. Ảnh: Tư liệu.

1 năm về trước, bà Uông Tuyết Nhung, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm (xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã cho nó "Bắc tiến" và trồng trên diện tích 5ha đất thuê của hơn 100 hộ nông dân vốn đang được trồng sắn, trồng ngô. Với mức giá HTX thuê của bà con là 1,5 triệu đồng/sào/năm, tính ra còn cho thu nhập cao hơn cả cây ngô, cây sắn nên được nông dân rất đồng tình. Không chỉ dừng lại ở đó, trồng sâm còn tạo công ăn việc làm cho 30 lao động thường xuyên người địa phương với mức lương ổn định 6 triệu đồng/tháng.

Mô hình trồng sâm Bố Chính được HTX làm theo quy trình hữu cơ, có ứng dụng một phần công nghệ cao ở những công đoạn như tưới nước tự động và ươm giống. Sau mấy tháng trồng, hiện cây phát triển tốt, ra hoa sặc sỡ chứng tỏ chúng đã thích nghi với vùng đất Sơn Tây. Theo bà Nhung thì thời vụ trồng sâm bắt đầu vào mùa xuân, đến tháng thứ 9 sẽ được thu hoa, đến mùa xuân năm sau sẽ được thu củ. Cả lá, hoa và củ sâm Bố Chính đều có thể chế biến thành thực phẩm chức năng, bồi bổ cho sức khỏe của con người.

Một góc của đồi sâm. Ảnh tư liệu.

Một góc của đồi sâm. Ảnh tư liệu.

Hiện, trung bình mỗi ngày HTX có thể thu hái khoảng 300-400kg hoa sâm, đem sấy lạnh hoặc để chế biến thành trà sâm, được bán với giá 70.000 đồng mỗi hộp 65 gram. Ngoài ra, đơn vị còn chế biến ra 15 loại sản phẩm khác nhau từ hoa, lá, thân và củ sâm như mỹ phẩm dưỡng da, tinh bột hoa sâm nano, tinh bột nhân sâm nano, sâm tươi… Theo ước tính khi thu hoạch trọn 1 vụ mỗi ha sâm Bố Chính cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Nếu mô hình trồng sâm Bố Chính thành công, ở những năm sau, HTX sẽ vận động bà con có đất tham gia tiếp, hỗ trợ họ về mặt kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm. Và sẽ còn tuyệt vời hơn thế nữa nếu như HTX nghiên cứu các phương thức tích tụ ruộng đất trong đó có việc cho nông dân sử dụng chính thửa đất của mình để góp cổ phần vào. Có cổ phần, kinh doanh hiệu quả, nông dân sẽ tự khắc hào hứng, chủ động tham gia chứ không chỉ bị động là cho thuê đất rồi làm thuê trên chính mảnh đất của mình như đang áp dụng.

Thanh Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 và được thị xã Sơn Tây lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2022 thì cây sâm Bố Chính hứa hẹn sẽ là một cách phát triển sản phẩm nông nghiệp trong đa dạng. Nó cũng là một hướng đi bền vững bởi sản phẩm nông nghiệp được bảo quản, chế biến bằng công nghệ cao, có sự hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, góp phần nâng cao nhận thức về việc phát triển kinh tế tập thể, HTX, trang trại. Không chỉ có vậy, cánh đồng sâm rỡ sắc màu còn tôn lên vẻ đẹp của làng quê Thanh Mỹ, có thể hình thành những tua du lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao.

Và đây cũng là cách để giải bài toán về ruộng hoang đang xuất hiện mỗi lúc một nhiều ở những vùng nông thôn cận đô thị. Bởi vậy mà mô hình trồng sâm Bố Chính của HTX rất cần được hỗ trợ để phát triển, không phải chỉ cho đơn vị mà còn cho các vấn đề an sinh xã hội khác nữa.

Theo Nguyễn Thị Thắm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/son-tay-doi-sam-bo-chinh-thay-cho-doi-san-doi-ngo-d298011.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,014,618
  • Tổng lượt truy cập91,078,011
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây