Học tập đạo đức HCM

Tam Sơn khởi sắc từ chương trình nông thôn mới

Thứ năm - 23/06/2022 10:57
Qua hơn 10 năm, từ 1 xã nghèo nhất nhì huyện, Tam Sơn nỗ lực không ngừng để vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Thành quả đó thực sự rất đáng tự hào.

Nhắc đến quảng thời gian cách đây hơn 10 năm trở về trước, người dân ở xã Tam Sơn (huyện Núi Thành, Quảng Nam) có lẽ kể mãi không hết được cái nghèo, vất vả ở địa phương này. Thời điểm đó, Tam Sơn được xem là xã khó khăn nhất nhì ở huyện Núi Thành với cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất tại đây chưa được đầu tư nhiều.  

Hạ tầng giao thông ở Tam Sơn được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: CTV.

Hạ tầng giao thông ở Tam Sơn được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: CTV.

Ông Nguyễn Lương Thông (SN 1963, trú thôn Thuận Yên Đông, xã Tam Sơn) cho biết, gia đình ông mở một quán ăn nhỏ ở địa phương đã được gần 20 năm. Ông còn nhớ, thời điểm đó dân cư ở đây rất thưa thớt, một ngày cũng chỉ được lai rai vài khách, không đáng bao nhiêu.

“Người đến quán của tôi chủ yếu là người dân trong vùng, khách phương xa hầu như không có. Bởi cản trở nhất là vấn đề giao thông. Muốn lên đến đây phải đi bằng đò nhưng một ngày cũng chỉ được từ 1 đến 2 chuyến. Rồi muôn vàn khó khăn khác nữa chắc đến bây giờ kể lại cho lớp trẻ cũng khó tưởng tượng được hết”, ông Thông chia sẻ.

Điện, đường, trường, trạm ở Tam Sơn lúc ấy cái gì cũng thiếu thốn. Ngay cả những tuyến đường liên xã cũng chỉ là đường đất, mỗi lần mưa xuống luôn trong tình trạng sình lầy. Điện sinh hoạt có nhưng khá chập chờn, một số nhà ở xa đường dây hạ thế vẫn thắp đèn dầu. Trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia, điều kiện vật chất chưa đáp ứng tốt phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân…

Chưa hết, tỷ lệ dân cư ở xã Tam Sơn cách đây hơn chục năm trước vẫn còn rất thưa thớt. Nhà dân không tập trung, người dân đi lại chủ yếu bằng xe đạp hoặc đi bộ, xe máy cũng là thứ xa xỉ đối với nhiều gia đình. Về kinh tế, người dân sống chủ yếu bám vào nông nghiệp là chính, trồng lúa trồng khoai, nước tưới hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất chưa được đầu tư.

Đến năm 2020, cùng với cả nước, xã Tam Sơn chính thức phát động Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đây chính là tiền đề rất quan trọng để thay đổi bộ mặt nông thôn của xã nghèo này. Chính vì thế, Bắt đầu từ thời điểm thực hiện chương trình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, chung tay dựng xây từng tiêu chí cụ thể.

Tam Sơn xác định, nhiệm vụ hàng đầu chính là thay đổi nhận thức của người dân. Do đó, chính quyền địa phương rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền trực quan thông qua các bảng hiệu, pano; tiếp sóng chuyên mục thông tin về NTM của đài truyền thanh, truyền hình; tuyên truyền trong các cuộc họp…

Các mô hình liên kết sản xuất ở xã Tam Sơn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo được việc làm cho người dân. Ảnh: CTV.

Các mô hình liên kết sản xuất ở xã Tam Sơn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo được việc làm cho người dân. Ảnh: CTV.

Với những hoạt động này, người dân đã dần hiểu được vai trò chủ thể của mình để cùng với địa phương chung sức, đồng lòng xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Qua từng năm, bộ mặt nông thôn của Tam Sơn thực sự thay đổi từng ngày. Cái đói, cái nghèo từng bước được đẩy lùi, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

Đến nay, hạ tầng giao thông ở xã Tam Sơn đã được đầu tư hoàn thiện, hệ thống đường sá, cầu cống được xây dựng nên cảnh “qua sông lụy đò” trước đây đã không còn. Cơ sở vật chất các trường học đáp ứng đảm bảo nhu cầu dạy và học của học sinh, các cơ sở trường mới được đầu tư xây dựng khang trang. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Theo ông Nguyễn Công Hiệu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tam Sơn, thời gian qua, người dân trong xã cũng đã tiếp cận kịp thời và phát huy hiệu quả các cơ chế chính sách của nhà nước để phát triển sản xuất. Một số mô hình phát triển mạnh, tạo được nguồn thu nhập ổn định như mô hình trồng tiêu ở thôn Thuận Yên Tây, mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn toàn xã, mô hình trồng chè Đức Phú, trồng rau sạch…

“Với những kết quả đó, diện mạo của xã khởi sắc hơn so với trước. Vừa qua, xã Tam Sơn đã chính thức được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương cùng với người dân sẽ tiếp tục phấn đấu giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí với mục tiêu trở thành xã NTM nâng cao trong giai đoạn 2022 – 2025”, ông Hiệu nói.

Tam Sơn khởi sắc từ chương trình nông thôn mới

Theo CTV/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay27,290
  • Tháng hiện tại685,359
  • Tổng lượt truy cập90,748,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây