Hội đồng thẩm định nhà nước có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, đảm bảo hiệu quả, khả thi, tuân thủ theo đúng quy định |
Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Công Thương; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Quốc phòng; Công an; Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành giúp Hội đồng thực hiện các công việc thẩm định.
Hội đồng thẩm định nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, đảm bảo hiệu quả, khả thi, tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, tránh chồng chéo, thiếu thống nhất với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, yêu cầu chủ Chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và các hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ công tác thẩm định; khi cần thiết yêu cầu chủ Chương trình chỉnh sửa hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư công; xem xét, quyết định kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình.
Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 75% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số.
Căn cứ ý kiến thẩm định, Hội đồng thẩm định nhà nước yêu cầu chủ Chương trình hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và dự thảo Quyết định đầu tư Chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua (trong đó phải có ý kiến đồng ý của thành viên đại diện cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc). Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước.
Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
Quyết định cũng quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên trong Hội đồng; trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng.
Theo Chí Kiên/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Nhan-su/Thanh-lap-Hoi-dong-tham-dinh-Chuong-trinh-xay-dung-Nong-thon-moi-giai-doan-2021-2025/445919.vgp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã