Trong đó có 9 quốc gia (với hơn 800 doanh nghiệp được xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam. Đồng thời, có 130 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 81.000 tấn thịt lợn các loại, chủ yếu từ các nước Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Liên bang Nga, tăng 260% so với cùng kỳ năm 2019. Đó là báo cáo của Cục Thú y tại hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, ngày 13/7.
Theo ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm, có 14 doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu 9.143 con lợn giống các loại, chủ yếu từ các nước Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan, Đài Loan.
Đặc biệt, ngày 12/6/2020, Bộ NN-PTNT cho phép Cục Thú y thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm. Qua đó, góp phần hạ nhiệt giá thịt lợn.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Những tháng đầu năm nay ghi nhận sự cố gắng hết sức lớn của Cục Thú y, nhất là trong bối cảnh toàn ngành triển khai một loạt các nhiệm vụ nặng nề như phòng, chống dịch bệnh; hợp tác quốc tế mở cửa thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và triển khai các giải pháp nhằm giảm giá thịt lợn; kiểm dịch động vật, xây dựng chuỗi vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên cạn...
“Cục đã tham gia rất đắc lực cùng Bộ NN-PTNT để tháo gỡ thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn, cũng như nhập khẩu con giống lợn; kiểm soát dịch bệnh. Qua đó, giúp giá thịt lợn trong nước giảm 10%. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI dưới 4%”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Cùng với đó, Cục Thú y cũng đã hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp xuất khẩu và xúc tiến thương mại. Điển hình như hướng dẫn các thủ tục để Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận thêm 2 doanh nghiệp của Việt Nam được phép xuất khẩu sữa vào Trung Quốc.
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, ngày 15/6/2020, Liên bang Nga cũng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm sữa của Việt Nam, Theo đó, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp đầu tiên được Liên bang Nga cấp phép cho xuất khẩu các sản phẩm sữa vào thị trường này.
Trước đó, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga đã có thư gửi Cục trưởng Cục Thú y thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt gà chế biến từ Việt Nam, trước mắt là Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (chi nhánh Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Ông Nguyễn Văn Long cũng cho biết, Cục đã hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm yến sào, gửi hồ sơ sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc và đã hoàn tất việc thẩm định hồ sơ.
Tổng cục Hải Quan Trung Quốc sẽ tổ chức Đoàn Thanh tra sang Việt Nam kiểm tra các cơ sở nuôi yến đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian sớm nhất khi dịch Covid-19 được khống chế.
Theo báo cáo của Cục Thú y, 6 tháng đầu năm 2020, cả nước đã xảy ra 44 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 và 11 ổ dịch cúm dia cầm A/H5N1. Số gia cầm mắc bệnh và phải tiêu hủy là 176.000 con. So với cùng kỳ năm 2019, số ổ dịch tăng 4 lần và số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy cao hơn 7 lần.
Các ổ dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra tại các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm nhỏ lẻ, đặc biệt là các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm sau dịch tả lợn Châu Phi, gia cầm chưa được tiêm vắc xin cúm.
Các địa phương đã phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Long, những tháng cuối năm 2020, dịch bệnh vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong 6 tháng đầu năm, cả nước cũng phát sinh 831 ổ dịch tả châu Phi. Trong đó 26 ổ dịch phát sinh mới, 265 ổ dịch tái phát và 540 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019. Tổng số lợn tiêu hủy là 36.000 con, tổng trọng lượng khoảng 1.800 tấn.
So với năm 2019, mặc dù dịch bệnh tả lợn Châu Phi giảm 82%, số gia súc mắc bệnh giảm 99%, tuy nhiên ông Long cho biết, dịch tả lợn Châu Phi vẫn diễn biến rất phức tạp. Cục Thú y đang phối hợp với các sơ sở nghiên cứu, công ty sản xuất vắc xin để xây dựng kế hoạch nghiên cứu, sản xuất vắc xin dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam.
Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại khoảng 33.500 ha, chiếm 95% tổng số thiện hại của nuôi trồng thủy sản (cao gấp 2,34 lần so với cùng kỳ năm 2019). Đáng chú ý, có khoảng 28.500 ha nôm nước lợ bị thiệt hại không xác định được nguyên nhân.
Theo ông Long, dự báo diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có thể tăng mạnh trong thời gian tới do các điều kiện bất thuận của thời tiết (nắng nóng kéo dài, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn...).
Theo Minh Phúc/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã