Thớt kính đa năng, bền đẹp
Ông Phạm Hồng Vinh, chuyên viên kỹ, mỹ thuật Cơ sở sản xuất Tranh kính Sơn Hà, số 29/183, tổ 7, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cho biết, ông có nghề làm tranh kính gần 30 năm nay, với những tác phẩm điêu khắc siêu bền như: Tranh kính cho các nhà thờ Thiên chúa giáo, tranh kính phong cảnh, tranh kính trang trí, cửa kính, đèn ngủ, đĩa kính….
Theo đó, Cơ sở Sơn Hà đã dành được rất nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng như: Cúp vàng, Huy chương vàng sản phẩm Quốc tế Việt Bưu; Cúp vàng hàng Việt Nam chất lượng cao; Bằng xác nhận kỷ lục Việt Nam; Cúp vàng ASEAN năm 2014 và năm 2019.
Ý tưởng sản xuất thớt kính của ông Vinh nảy sinh từ năm 2003, khi Nhà máy kính quang lực Hải Long đầu tiên của Việt Nam ra đời, và đi vào hoạt động ở Từ Liêm. Một lần, bất ngờ đi qua, ông Vinh thấy kính vụn ở đây quá nhiều, chất thành từng đống. Ông nảy ý định sản xuất thớt kính, vừa bền đẹp, sạch sẽ, vừa tiết kiệm được gỗ rừng, bảo vệ thiên nhiên.
Rất may, khi ông Vinh hỏi mua đã được nhà máy đồng ý cho dọn đi, không phải trả tiền. Nhờ đống kính vụn của Hải Long, ông Vinh đã sản xuất được hàng vạn cái thớt từ bấy đến nay.
Thớt sạch đa năng vừa là sản phẩm gia dụng, vừa là tác phẩm mang tính nghệ thuật cao. Ngoài việc sử dụng như chiếc thớt thông thường: cắt, thái, đập, chặt thực phẩm, còn có thể để nhào bột và mài dao, hết sức tiện lợi mà không bị xước vỡ.
Ngoài ra, mỗi cái thớt còn là một tác phẩm nghệ thuật, nhờ những bức tranh phong cảnh được vẽ trên thớt như hoa sen, cá chép trông trăng, tranh phong cảnh làng quê hữu tình, vừa có tính hiện đại, vừa mang tính truyền thống Việt.
Khi không sử dụng, có thể để trên bàn bếp, hoặc ở nhiều vị trí khác nhau như một bức tranh kính nghệ thuật.
Hiện, thớt kính Sơn Hà có nhiều loại: Kích cỡ 250 x 350cm, dày 5 - 19 ly, có in hoa, giá 300.000 đồng/cái. Cũng độ bền và công dụng như nhau, nhưng loại không in hoa rẻ hơn nhiều lần, chỉ 50.000 đồng/cái.
Thớt kính có giá cao do màu sắc và độ điêu khắc của những bức tranh phức tạp trên bề mặt. Khi vẽ một màu, nhưng do nung ở nhiệt độ cao, sau khi ra lò đã chuyển sang màu sắc khác. Do đó, đòi hỏi người pha chế phải khéo léo, không mờ quá, không đậm quá, khi vẽ sẽ dễ loang vào nhau tạo ra màu lẫn lộn.
“Mặt khác, đây còn là mặt hàng thủ công, hoàn toàn làm bằng tay, nhưng lại có độ bền đặc biệt, đốt không cháy, va đập khó vỡ, có thể tồn tại hàng trăm năm không biến dạng.
Đặc biệt, thớt kính còn dễ lau chùi, sạch sẽ, không để lại mùi tanh, hay ẩm mốc như thớt gỗ. Hiện, cơ sở Sơn Hà đang có một đại lý phân phối sản phẩm ở phía Nam và một cửa hàng ở Hà Đông (Hà Nội)”, ông Vinh cho biết thêm.
Nỗ lực cùng chủ thể OCOP
Ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây, cho biết: “Đơn vị đang tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn theo hướng gia tăng giá trị.
Góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, phấn đấu năm 2020 có 20 – 30 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên”.
Đến nay, thị xã đã có 45 sản phẩm tiềm năng, 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao: chả cá thuần Việt, gà Mía Sơn Tây, kẹo dồi Quý Thảo, kẹo lạc Đường Lâm, giò lợn Phùng Thị Quế.
3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể: Mật ong Kim Sơn, bánh tẻ Phú Nhi, gà Mía Sơn Tây.
“Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm trên chủ yếu ở thị xã Sơn Tây, các quận huyện của TP Hà Nội và một số địa phương lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng….
Đặc biệt, thị xã còn có những sản phẩm đặc trưng có giá trị, thế mạnh và tiềm năng phát triển như: Tranh kính Trung Sơn Trầm; mít, rau an toàn, rau VietGAP, các loại hoa cây cảnh; miến dong, bánh gai, bánh tẻ, giò chả”, ông Vinh nói.
Phó chánh Văn phòng Thường trực XDNTM Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, cho biết: “Thị xã Sơn Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, với nhiều điểm di tích, danh thắng như: Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Đền Và, Chùa Mía…
Là những điểm du lịch hấp dẫn, có thể tận dụng để hút khách du lịch cộng đồng trong thời điểm hiện tại, cũng như tương lai. Nếu biết cách khai thác, Thị xã sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ngay tại địa phương.
Ví như, năm 2019, Sơn Tây đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Sơn Tây, được bà con xa gần đón nhận, đây là cơ hội để thị xã tiếp tục khai thác các sản phẩm OCOP của địa phương”.
Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã