"Giống lúa VD20 này chịu được độ mặn đến 2g/lít và cho hạt gạo có hương vị thơm, dẻo đặc trưng. Chính vì thế, tôi đưa về vùng biển Tiền Giang trồng" - anh Hải thổ lộ.
Ông Mai Đức Tấn - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây cho biết; Vụ lúa hè - thu này, bà con nông dân trên địa bàn trồng khoảng 70 ha lúa VD20 hướng hữu cơ.
Theo ông Cao Hồng Tiết (ấp Thạnh Lạc, xã Đồng Thạnh), vụ lúa đông xuân vừa rồi, ông chuyển từ trồng lúa thường sang trồng giống lúa VD20 đặc sản theo hướng hữu cơ với 2 ha.
Tham gia chương trình liên kết này, ông Tiết chỉ được phép sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học.
Cũng theo ông Tiết, lúa trồng theo hướng hữu cơ sẽ được Công ty HK bao tiêu với giá cao hơn thị trường 100 - 200 đồng/kg.
"Bên cạnh việc được bao tiêu, không lo rớt giá, trồng lúa theo hướng hữu cơ còn phục hồi được hệ sinh thái trên đồng ruộng và đảm bảo được sức khỏe cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ", ông Tiết chia sẽ.
Anh Hải cho biết, để triển khai mô hình, đầu vụ công ty cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn nông dân quy trình canh tác cây lúa, cách bón phân sao cho tiết kiệm, hiệu quả (áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm).
Đồng thời, nông dân còn được Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện hướng dẫn quy trình phun thuốc, thời gian cách ly và sử dụng thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép.
Để khuyến khích nông dân tham gia mô hình, công ty đầu tư trọn gói chi phí vật tư gồm: Giống, phân bón (hữu cơ), thuốc BVTV dưới hình thức hỗ trợ vốn không tính lãi.
Đến vụ thu hoạch, sau khi thanh toán chi phí vật tư đầu vào, nông dân còn được công ty hỗ trợ 50 đồng/kg lúa thành phẩm (khoảng 300 ngàn đồng/ha).
Anh Hải cho biết, để được hỗ trợ đầu vào, đầu ra, nông dân phải thực hiện đúng quy trình canh tác do công ty và ngành nông nghiệp đưa ra.
Đồng thời, phải sử dụng giống lúa thơm đặc chủng VD20 do công ty cung ứng.
Từ năm 2018 đến nay, ngoài hỗ trợ vật tư đầu vào, công ty HK còn cam kết bao tiêu đầu ra với mức giá cao hơn giá thị trường 100-200 đồng/kg.
Theo anh Hải, qua 3 năm triển khai mô hình liên kết bao tiêu đầu ra với nông dân huyện Gò Công Tây, lúa VD20 do nông dân sản xuất ra được công ty thu mua với giá 8.000 đồng/kg trở lên.
Hiện, Công ty HK đã rộng mô hình liên kết sản xuất giống lúa VD20 sang thêm 3 huyện, thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang, gồm: huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công với tổng diện tích canh tác giống lúa VD20 gần 400 ha.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, giống lúa thơm VD20 Gò Công có nguồn gốc từ Đài Loan.
Giống lúa này được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành phục tráng nhằm khắc phục những nhược điểm của giống lúa nguyên thủy dễ nhiễm rầy, nhiều sâu bệnh.
Theo anh Hải, hiện sản phẩm gạo VD20 đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH SGS Việt Nam cũng chứng nhận gạo VD20 đạt 13 chỉ tiêu châu Âu.
"Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty HK chuẩn bị xúc tiến việc xuất khẩu giống gạo thơm đặc sản VD20 sang thị trường châu Âu trong thời gian tới", anh Hải thổ lộ.
Được biết, tỉnh Tiền Giang cũng đang xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho gạo VD20 Gò Công hữu cơ nhằm phục vụ xuất khẩu.
Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/tien-giang-ong-giam-doc-xa-giong-lua-gi-ma-dat-toi-13-tieu-chuan-chau-au-cu-gat-la-doanh-nghiep-doi-mua-gao-20210623230055876.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã